Biện pháp thi công sàn tầng hầm mà ai cũng phải biết

Các bước để thực hiện biện pháp thi công sàn tầng hầm sao cho hữu ích nhất

Hiện nay trong thiết kế lâu đài hay biệt thự 3 tầng cổ điển, hiện đại, kiểu Pháp....nói chung thì vấn đề về các công trình ở dưới mặt đất là nỗi lo đáng được chú ý nhất. Nhiều công trình sử dụng kiểu thiết kế có thêm tầng hầm với mục đích là nơi để xe, hoặc nhà kho đối với nhà ở dân dụng. Kiểu thiết kế nhà có tầng hầm cũng giải quyết được bài toán diện tích, đối với những căn biệt thự đẹp nào có diện tích sử dụng ít thì lựa chọn thiết kế nhà có tầng hầm là vô cùng hợp lý. Tuy nhiên việc thiết kế không đúng quy trình kỹ thuật sẽ dẫn đến một số những khó khăn khi sử dụng tầng hầm. Theo tính chất thì nó nằm ở trong long đất, nên độ ẩm cao  có thể gây hiện tượng tích nước, thấm nước gây ẩm mốc và hủy hoại công trình từ trong ra ngoài rất nguy hiểm. Vì vậy hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn quy trình thực hiện biện pháp thi công sàn tầng hầm sao cho hữu ích nhất và giải quyết tất cả các vấn đề thường gặp.

Tìm hiểu về biện pháp thi công sàn tầng hầm dễ thực hiện

Tìm hiểu về biện pháp thi công sàn tầng hầm dễ thực hiện

Theo thứ tự thì quy trình thực hiện biện pháp thi công sàn tầng hầm thì gồm có 5 bước cơ bản, thông dụng nhất hiện nay:

Bước 1: Xử lí mặt bằng tầng hầm trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

  • Việc đầu tiên phải làm trước khi tiến hành biện pháp thi công sàn tầng hầm thì cần kiểm tra vị trí sẽ thực hiện, đánh giá mặt bằng rồi đưa ra những phương án cơ bản nhất để xử lí.
  • Mặt bằng thi công phải sạch sẽ bằng phẳng, xử lí phần đất gồ ghề hoặc lấp hố nếu có.

Hình ảnh mặt bằng thực hiện biện pháp thi công sàn tầng hầm

Hình ảnh mặt bằng thực hiện biện pháp thi công sàn tầng hầm

Bước 2: Đào đất, thi công mặt bằng của biện pháp thi công sàn tầng hầm

  • Khi hoàn thiện mặt bằng thì bắt đầu triển khai việc đào đất, vì thiết kế thêm tầng hầm nên việc đào đất sẽ nhiều do diện tích rộng và sâu hơn là đào móng nhà.
  • Phương tiện được sử dụng là máy xúc, ủi, nếu lượng đất đào ra quá nhiều có thể gọi xe chở đất, để di chuyển phần đất thừa ra xa công trình. Điều này giúp cho không gian làm việc rộng rãi hơn và thoáng đãng hơn, tránh được nhiều rủi ro cũng như năng suất hơn khi có tầm nhìn rộng.
  • Khuân mẫu đất phải được đào theo lối kiến trúc thiết kế trước đó, theo đúng tỷ lệ và diện tích trên bản vẽ.

Công tác xử lí đất của biện pháp thi công sàn tầng hầm

Công tác xử lí đất của biện pháp thi công sàn tầng hầm

Bước 3: Bố trí hệ thống máy móc, nguyên vật liệu chuẩn bị cho công tác biện pháp thi công sàn tầng hầm

  • Sự hiện đại và tiến bộ của công nghệ thì hầu như bây giờ khi thi công bất cứ một công trình lớn nhỏ nào đều sử dụng phương tiện hỗ trợ. Ví dụ như máy cắt sắt, thép, máy trộn bê tông, máy đầm… Tất cả phục vụ mọi việc trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn, công trình đảm bảo hơn về mặt thẩm mỹ và kỹ thuật.
  • Chuẩn bị cốp pha, để định hình khuân đổ bê tông
  • Xi măng, sắt thép, đá… được sắp xếp gọn gàng làm sao thuận tiện cho việc thi công nhanh nhất.

Biện pháp thi công sàn tầng hầm với hệ thống máy móc tân tiến

Biện pháp thi công sàn tầng hầm với hệ thống máy móc tân tiến

Bước 4: Tiến hành công tác thép trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

  • Công tác cốt thép sẽ được xử lí, lắp ghép, buộc thép theo chỉ định của kỹ sư. Có thể thực hiện ngay tại mặt bằng thi công hoặc làm ở ngoài rồi đưa vào. Trong quá trình cắt thì phải giảm thiểu sự nhầm lẫn để tránh việc không đúng với thiết kế. Kích thước, mọi chi tiết phải chuẩn xác.
  • Sau đó là công tác cốp pha, cốp pha được lắp ghép thành khuôn theo bản vẽ. Yêu cầu việc lắp ghép phải thật chắc chắn, tránh tình trạng bục ván làm bê tông đổ ra ngoài.
  • Tiếp theo là đổ bê tông lên sàn sau khi đã đặt thép sàn cũng như đã lắp cốp pha. Phần sàn phải được đầm đều, tạo thành một mặt phẳng. Bê tông đảm bảo tỷ lệ đá, xi măng, cát và sàn phải đầy đủ không bị bỏ sót bất kì một chỗ nào. Lưu ý quá trình diễn ra phải liên tục, không thì sẽ dẫn đến hiện tượng bê tông không kết dính với nhau.

Tiến hành lắp ráp cốt thép trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

Tiến hành lắp ráp cốt thép trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

Bước 5: Hoàn thiện và kiểm trai lại sản phẩm của biện pháp thi công sàn tầng hầm.

  • Sau khi đã xong 4 bước trên thì quản lý kiểm tra lại công trình vừa thi công xong, nếu phát hiện sai sót thì có thể kịp thời sửa chữa. Căng bạt bảo về phần sàn bê tông, không để nước chảy vào trong. Đảm bảo kiến trúc không bị biến dạng bởi tác động từ môi trường.

Đổ bê tông hoàn thiện biện pháp thi công sàn tầng hầm

Đổ bê tông hoàn thiện biện pháp thi công sàn tầng hầm

Phương pháp, biện pháp thi công sàn tầng hầm thường được sử dụng

Phương pháp thi công tường tầng hầm nhà làm tường chắn đất

Đây là một công nghệ thi công tường trong đất- tầng hầm.

Ở phương pháp này trước khi thi công đào đất người ta tiến hành thi công phần tường bao của tầng hầm trước sau đó mới đào đất trong lòng tường bao này đến đáy của tầng hầm.

Trường hợp móng của công trình là cọc khoan nhồi thì người ta cũng tiến hành thi công cọc khoan nhồi đồng thời với thi công tường bao, hai hoạt động cũng diễn ra cùng lúc, song song.

Phương pháp này không đòi hỏi phải có tường chắn hay các hàng để giữ vách hố đào, tuy nhiên điều kiện để áp dụng phương pháp này công trình phải thiết kế để tường bao tầng hầm chịu được tải trọng áp lực đất và phải áp dụng công nghệ thi công cọc barette.

Phương pháp tường tầng hầm hiệu quả trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

Phương pháp tường tầng hầm hiệu quả trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

Vì lực tác dụng của đất lên tường bao rất lớn nên để ổn định cho tường bao người ta thường áp dụng các giải pháp sau đây:

  • Dùng hệ thống dầm và cột chống văng giữa các tường đối diện hệ dầm này thường làm bằng thép hình gồm các xà ngang, dầm văng và cột chống. Bởi vì áp lực đất sẽ truyền lên tường, và rồi tường truyền lên dầm văng. Cột có nhiệm vụ giữ cho dầm văng ổn định. Tất cả có một mối liên hệ không thể tách rời nhau được.

Phương pháp này tuy đơn giản và có ưu nhược đểm rõ ràng: như tốn vật liệu làm dầm, xà ngang, cột chống tuy nhiên sau khi sử dụng ta có thể thu hồi để tái sử dụng 100%.

Nhược điểm nhìn thất rõ nhất của phương pháp này là chiếm không gian trong hố đào, đặc biệt là khi chiều ngang công trình lớn thì hệ trống văng trở nên rất phức tạp ảnh hưởng lớn đến thi công.

Hình ảnh về quy trình làm tường chắn trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

Hình ảnh về quy trình làm tường chắn trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

  • Dùng neo giữ tường: Phương pháp dùng neo này áp dụng đối với công trình có diện tích mặt bằng lớn, hố móng sâu và yêu cầu thi công cần một không gian rỗng rãi trong hố đào. Khi đó neo có thể ngay trên mặt đất hoặc neo ngầm, có thể một hoặc nhiều lớp neo. Khi đào đất đến đâu người ta khoan qua tường để chôn neo sâu vào lòng đất, khi neo chắc người ta dùng kích để kéo căng các sợi cáp neo và cố định neo vào tường.
  • Với phương pháp này tường được giữ bằng các cáp neo ứng lực trước nên hầu như ổn định hoàn toàn, bầu neo và ống tạo neo được bao bọc bởi một lớp vữa bê tông bảo vệ nên sử dụng được lâu dài. Phương pháp kiên cố và chắc chắn này được sử dụng rất nhiều trong danh sách các biện pháp thi công sàn tầng hầm.
  • Cả 2 trường hợp neo và chống đều thi công song song với đào đất, đào đến đâu đặt neo và dựng chống đến đó. Với cách làm như vậy tường bao hầm như không chuyển vị, áp lực đất tác dụng lên tường là áp lực tĩnh. Tạo được sự an toàn trong thi công cũng như đảm bảo về cả mặt kỹ thuật nữa.

Phương pháp thi công từ trên xuống

Để khắc phục tình trạng thi công công trình bị kéo dài, người ta đã đưa ra phương pháp thi công là vừa làm tầng hầm theo cách làm từ trên xuống, vừa đồng thời phải làm phần thân nhà từ dưới lên, lấy mặt đất làm mốc khởi hành vừa đi lên trên, vừa tiến xuống dưới đó là bản chấn của phương pháp Top-down. Hai công trình được thực hiện cùng một lúc nên hiệu quả công việc rất cao.

Biện pháp thi công sàn tầng hầm hiện đại

Biện pháp thi công sàn tầng hầm hiện đại

Trình tự thi công Top- Down trong biện pháp thi công sàn tầng hầm như sau:

  • Bước 1: Thi công tường trong đất và cọc khoan nhồi trước, như trong phương pháp thi công tường nhà làm tường chắn đất.
  • Bước 2: Đổ bê tông sàn trệt ngay trên mặt đất tự nhiên, sàn tầng trệt được tỳ lên tường trong đất và cột tầng hầm.

Đồng thời trong phương pháp này người ta lợi dụng lỗ cầu thang máy, cầu thang bộ, giếng trời để làm cửa đào đất và vận chuyển đất lên, đồng thời để thông gió chiếu sáng cho việc đào đất và thi công các tầng dưới.

Khi bê tông đạt cường độ yêu cầu người ta tiến hành đào đất qua các lỗ sàn cho đến cốt của sàng tầng hầm 1, dừng lại để đặt cốt thép, đổ bê tông.

Cùng với việc thi công các tầng hầm người ta tiến hành thi công phần thân từ dưới lên.

Trình tự thự hiện top down trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

Trình tự thự hiện top down trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

Khi thi công đến sàn tầng dưới cùng người ta tiến hành đổ bê tông đáy tầng hầm liền với đầu cọc khoan nhồi. Đó cũng là phần bản móng của nhà, bản này làm nhiệm vụ chống thấm và chịu lực đẩy nổi Archimet. Nó vô cùng quan trọng vì liên quan đến phần móng của toàn công trình. Chỉ cần một sai sót nhỏ thôi thì hậu quả cũng không thể lường trước được, nhất là những công trình lớn.

+ Ưu điểm của phương pháp thi công từ trên xuống trong biện pháp thi công sàn tầng hầm:

  • Tiến độ thi công công trình nhanh do tiến hành song song phần thân và phần tầng hầm ngầm.
  • Chống vách đất được giải quyết triệt để vì tường trong đất và các hệ kết cống công trình có độ bền và ổn định cao, không phải chi phí cho các hệ thống chống phụ.
  • Không tốn hệ thống giáo chống, cốp pha cho kết cấu dầm sàn tầng hầm vì sàn thi công ngay trên mặt đất.
  • Các hiện tượng thấm nước được giải quyết triệt để, trong cái này các bạn có thể tham khảo kỹ thuật xây bể nước ngầm để thuận tiện cho việc thi công sàn tầng hầm.

+ Nhược điểm:

  • Kết cấu cột tầng hầm phức tạp, khó định hình.
  • Khi thi công rất khó khăn trong liên kết giữa dầm sàn với cột tường ở tầng hầm, không gian tối tăm rất khó làm việc.
  • Thi công đào đất trong không gian kín trong tầng hầm rất chật chội và khó cơ giới hóa. Cần sức người rất nhiều.
  • Điều kiện thi công trong hầm kín ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và năng suất của công nhân và đòi hỏi nhất thiết phải có hệ thống thông gió và chiếu sáng nhân tạo đảm bảo tình trạng sức khỏe không bị ảnh hưởng. Tránh tình trạng sức khỏe làm chậm tiến độ của công trình.

Top- down biện pháp thi công sàn tầng hầm

Top- down biện pháp thi công sàn tầng hầm

Những lưu ý trong suốt quá trình thực hiện biện pháp thi công sàn tầng hầm

Về mặt kỹ thuật trong biện pháp thi công sàn tầng hầm

  • Khi thi công mặt sàn tầng hầm thì phải thực hiện nghiêm túc các quy trình thi công. Bởi vì thi công trong lòng đất sẽ khó khăn hơn là thi công trên mặt đất.
  • Quy trình thi công bê tông phải được giám sát nghiêm ngặt, tránh tình trạng bê tông khuyết tật, bị xấu không đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.
  • Có những phương pháp phù hợp với từng hạng mục thi công nhỏ trong biện pháp thi công sàn tầng hầm. Ví dụ như:
  1. Nếu thi công ở diện tích sâu trên 10m thì nhất định phải có tường bao bên trong lòng đất.
  2. Khi thi công trong lòng đất phải Bentonite thích hợp để trống sạt lở hố đào, tùy thuộc vào từng loại đất mà sử dụng loại Bentonite có dung tích bao nhiêu.
  3. Nếu diện tích quá hẹp thì có thể dùng phương pháp đỡ bằng khung thép định hình.

Biện pháp thi công sàng tầng hầm kỹ thuật thi công điêu luyện

Biện pháp thi công sàng tầng hầm kỹ thuật thi công điêu luyện

  • Cần chú ý thêm nữa đó là trước khi thi công dưới tầng hầm thì phải bơm, hút hết nước ở dưới tầng. Nước ngầm sẽ gây ảnh hưởng đến trực tiếp công trình cũng như các công trình lân  cận xung quanh đó.

Về mặt quản lý của biện pháp thi công sàn tầng hầm

  • Người giám sát có trách nhiệm quản lý, làm theo đúng nguyên tắc và theo chỉ thị của cấp trên.
  • Phải có tư vấn độc lập đủ trình độ và kinh nghiệm thẩm định thiết kế, biện pháp thi công phần ngầm của công trình để đảm bảo chất lượng và an toàn. Ví dụ: các chuyên gia đầu ngành về địa kỹ thuật, về kết cấu công trình và về thi công).
  • Phải đảm bảo chất lượng và an toàn không những cho bản thân công trình mà phải đảm bảo an toàn và ổn định cho các công trình lân cận.

Biện pháp thi công sàn tầng hầm

Biện pháp thi công sàn tầng hầm

Xem thêm: cách tôn nền sàn âm, những điều lưu ý vô cùng cần thiết trong xây dựng

  • Nhà vườn là gì? những ưu và nhược điểm khi xây nhà vườn
  • Nhà vườn là gì? những ưu và nhược điểm khi xây nhà vườn

    Tìm hiểu về khái niệm nhà vườn, các kiến trúc sư sẽ chia sẻ kinh nghiệm thiết kế và xây dựng nhà vườn có những ưu và nhược điểm gì? đồng thời giúp quý khách định hướng cũng như chuẩn bị kế hoạch xây nhà vườn một cách tối ưu và hiệu quả nhất
  • Lát sàn gỗ những điều cần lưu ý
  • Lát sàn gỗ những điều cần lưu ý

    Khi xu hướng dùng lát sàn bằng gỗ công nghiệp trong trang trí nhà đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình, không chỉ đem lại cảm giác mát, sàn gỗ còn có tác dụng cách âm tốt. Ngoài ra hoa văn màu sắc của gỗ giúp bạn có cảm giác gần gũi hơn với tự nhiên