Giật mình trước quy trình sơn bả tường cũ bỗng chốc trở nên đẹp như mơ

Nhà là công công trình kiến trúc bền vững được sử dụng lâu dài, ngôi nhà đó có thể là biệt thự 4 tầng, 5 tầng và cũng có thể là nhà cấp 4 3 phòng ngủ gắn bó với chúng ta hàng thế kỉ. Lưu giữ những kỉ niệm thực sự là quý giá và rất đáng trân trọng. Vì thế nên từ phương án cho đến cấu tạo nội thất, ngoại thất được thiết kế tỉ mỉ và vô cùng chắc chắn. Tuy nhiên, thời gian trôi qua làm những thứ ban đầu mới mẻ cũng sẽ trở nên cũ kĩ phai mờ. Sức mạnh của thời gian còn được chứng minh bởi việc đá có thể bị bào mòn vì sóng, gió... Và ngôi nhà của bạn đang sử dụng cũng không là ngoại lệ. Mặc dù ngôi nhà được bảo vệ bởi những lớp sơn chống thấm, chống ngấm và chống ẩm mốc thì sau tầm khoảng 10 năm, 20 năm hoặc là hơn nữa những màng tường sẽ bị bong tróc. Ngôi nhà sẽ mang vẻ ngoài già nua và kém sắc. Vì vậy mà nhu cầu tân trang làm mới lại cho ngôi nhà là hết sức cần thiết và cần được thực hiện đúng quy luật. Sau đây sẽ là quy trình sơn bả lại tường cũ sẽ giúp ích cho các bạn trong việc làm đẹp cho ngôi nhà của từ cũ trở thành một ngôi nhà mới mẻ.

Quy trình sơn bả tường cũ gồm có 4 bước cơ bản sau:

+ Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

+ Bước 2: Bả matit

+ Bước 3: Sơn lót

+ Bước 4: Sơn hoàn thiện

Đây là 4 bước cơ bản nhất của quy trình sơn bả tường cũ cho ngôi nhà của bạn tươi mới hơn và để biết rõ hơn quy cách thực hiện thì chúng tôi sẽ đưa ra chi tiết của từng bước 1.

Bước 1: Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt trong quy trình sơn bả tường cũ

Vệ sinh bề mặt tường cũ trong quy trình sơn bả tường cũ

Vệ sinh bề mặt tường cũ trong quy trình sơn bả tường cũ

Với bề mặt tường cũ, cần rửa sạch các loại tảo, nấm mốc lớp sơn cũ bị bong tróc, bụi bẩn các tập chất cũ hay lớp sơn cũ khi như dầu mỡ.... Loại bỏ tất cả những gì bám trên tường cũ bằng dung dịch vệ sinh chuyên dùng, vì là tường cũ nên sẽ yếu việc vệ sinh cũng phải vô cùng cẩn trọng. Cạo các lớp sơn cũ bằm miếng giấy giáp có độ ma sát trung bình, có thể dùng bàn chải để làm sạch nấm mốc. Cuối cùng phải rửa tường lại bằng nước sạch và để khô trước khi thực hiện các bước tiếp theo đó.

Việc tu sửa và sơn lại tường cũ từ trong nhà cho đến ngoài nhà sẽ không thể tránh khỏi việc làm rơi vãi sàn nhà hay vật dụng đồ đạc trong nhà. Chính vì thế mà trước khi tu sửa cần phải bê đồ ra ngoài hoặc che phủ gọn gàng kín mít, sàn nhà có thể dùng bạt che pphur hoặc giải một lớp cát mỏng lên bề mặt sàn. Kiểm tra lại bề mặt tường thật cẩn thận một lần nữa chỗ nào bị lõm hoặc mất lớp tường bên ngoài thì trét xi măng lại để có được bức từng bằng phẳng vì sau khi sơn lại thì khó có thể sửa lại và khó khăn hơn trong quy trình sơn bả tường cũ.

Hình ảnh chà qua bề mặt tường của quy trình sơn bả tường cũ

Hình ảnh chà qua bề mặt tường của quy trình sơn bả tường cũ

Bước 2: Bả matit trong quy trình sơn bả tường cũ sao cho thuận tiện và hợp lí nhất.

Bước 2 trong quy trình sơn bả tường cũ

Bước 2 trong quy trình sơn bả tường cũ

1. Bả lớp 1:
- Dùng một trong các loại bột bả chuyên dụng cho việc sơn bả tường cũ (đã được trộn và đóng bao, thùng ở dạng bột). Trộn 1 nước với 2.5 phần bột theo thể tích. Khuấy trộn thật đều cho đến khi các thành phần bột liên kết lại với nhau thành bột dẻo.
- Dùng bàn bả, bả lớp 1 lên tường sau đó để khô 2 giờ và dùng giấy nhám loại vừa làm phẳng bề mặt, tuyệt đối không dùng giấy nhám có độ ma sát cao vì nó có thể làm bay hết lớp bả 1. Dùng dẻ sạch hay máy nén khí làm sạch
các bụi bột để tiến hành bả (lưu ý thi công bả sau khi trộn với nước trong vòng 1-2h)
 
2. Bả 2 lớp: (Cần làm sạch các hạt bụi bột để lớp bả sau bám tốt hơn)
- Trộn đều bột với nước như ở lớp 1. Sau 24 giờ dùng loại giấy nhám mịn, giáp phẳng bề mặt, giáp thực phẳng và mịn để tường nhà đạt được mức tối ưu, hiệu quả nhất.
- Có thể dùng đèn chiếu sáng để kiểm tra độ phẳng của tường đã bả.
- Bả sửa tối đa 2 lần vào những chỗ lồi lõm sau đó tiến hành vệ sinh bề mặt tường đã bả.
- Sau đó dùng dẻ sạch hay máy nén khí để làm sạch các hạt bụi phấn.
- Để khô bề mặt tường đã bả sau 24 giờ và tiến hành sơn các bước sơn phủ.
( Lưu ý: mọi công đoạn và cách thức phải được thực hiện đúng trình tự, vì tường đã yếu hơn so với ban đầu nếu không tuân thủ theo quy tắc thì tường nhà sẽ không được đảm bảo khi sơn lại và bị bong tróc nhanh)

Sơn matit trong quy trình sơn bả tường cũ

Sơn matit trong quy trình sơn bả tường cũ

Bước 3: Sơn lót cho tường nhà trong quy trình sơn bả tường cũ

Hình ảnh sơn lót trong quy trình sơn bả lại tường cũ

Hình ảnh sơn lót trong quy trình sơn bả lại tường cũ

Sơn lót được coi là lớp sơn thứ 3 trong quy trình sơn bả tường cũ và có tác dụng chống tác động trục tiếp từ tường ví dụ như hơi ẩm, hóa chất, bụi bẩn, tác động từ thiên nhiên.... lên lớp sơn phủ dẫn đến bị hư hỏng. Trên thị trường bây giờ hiện đại hơn ngày xưa rất nhiều có các loại sơn lót thường và sơn lót chuyên dụng chống kiềm, chống thẩm thấu, chống xâm thực.... Như với những ngôi nhà cấp 4 ở quê thì khí hậu bao giờ cũng thông thoáng trong lành hơn những ngôi nhà ở thành phố lớn. Nên tường sẽ ít chịu tác động từ hóa chất khói bụi nhiều.

- Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn một lớp (01 lớp) sơn lót chống thấm và chống kiềm cho tường ngoài nhà và tương tự với tường trong nhà và ở bất cứ đâu cần sơn lót.
- Sơn một lớp sơn ướt với độ dày tiêu chuẩn 100 micro.
- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi thích hợp theo thể tích trong quá trình thi công.
- Sơn cách lớp sau 1 đến 2 giờ (tuỳ vào nhiệt độ)
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp. 
Việc sơn lót sẽ chỉn chu hơn khi bạn kiểm tra kĩ nhiệt độ môi trường chung nhất: -Nhiệt độ môi trường <50
                                                                                                                                 - nhiệt độ bề mặt <80
                                                                                                                                 - Độ ẩm không khí : <80
                                                                                                                                 - Không sơn trong điều kiện mưa, gió mạnh, không khí có bụi bẩn.

Bước 4: Sơn hoàn thiện, bước cuối cùng của quy trình sơn bả tường cũ

Sơn hoàn thiện trong quy trình sơn bả tường cũ

Sơn hoàn thiện trong quy trình sơn bả tường cũ

Sơn hoàn thiện là bước cuối cùng trong quy trình sơn bả tường cũ, việc hoàn thiện bên ngoài rất quan trọng. Ngôi nhà có thực sự tươi mới sau khi tu sửa hay không phụ thuộc và việc sơn hoàn thiện thế nào. Khi sơn cần chú ý các đường nét hoa văn của tường nhà và bạn có thể thể làm mới ngôi nahf của mình bằng màu sơn khác so với lúc đầu để tạo được cái nhìn mới mẻ hơn, độc đáo hơn.

Trước khi bắt đầu thực hiện công việc sơn thì một lần nữa kiểm tra lại toàn bộ mọi thứ như: Vấn đề an toàn lao động mũ áo, hệ thống giàn giáo phải hết sức an toàn, hệ thống ánh sáng. Kiểm tra lại loại sơn và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, kiểm tra dụng cụ sơn và cách pha trộn sơn.....

Dùng Rulo hay máy phun thông thường sơn hai lớp (02 lớp tối thiểu) sơn phủ bảo vệ mầu lựa chọn:
1. Sơn bảo vệ, trang trí ngoài nhà: Chống thấm hay các loại sơn ngoài trời
2. Sơn bảo vệ, trang trí trong nhà:  các chủng loại sơn trong nhà 
- Có thể pha thêm tối đa 10% dung môi (nước sạch) theo thể tích trong quá trình thi công.
- Các lớp sau cách nhau từ 2-3 giờ.
- Rửa sạch dụng cụ thi công bằng dung môi thích hợp.

Xin liên hệ đường dây nóng:0988030680

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Tư vấn kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng tiêu chuẩn
  • Tư vấn kỹ thuật lát gạch nền nhà đúng tiêu chuẩn

    Lát gạch nền nhà là bước không thể thiếu để hoàn thiện ngôi nhà đẹp. Do đó kỹ thuật lát gạch nền nhà là vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là với các đội thợ thi công. Vậy làm sao để nền gạch đẹp, bền, chúng ta cùng tìm hiểu.
  • Hướng dẫn cách sơn nhà đẹp dễ dàng thực hiện nhất cho mọi nhà
  • Hướng dẫn cách sơn nhà đẹp dễ dàng thực hiện nhất cho mọi nhà

    Sau khi xây thô, sơn nhà là công đoạn tiếp theo để có được một ngôi nhà đẹp. Hoặc nhà ở sau một thời gian sử dụng thì bị bong tróc sơn cần sơn mới lại. Việc sơn nhà cũng khá đơn giản, hướng dẫn cách sơn nhà đẹp dưới đây sẽ giúp bạn có được quy trình thực hiện đơn giản dễ dàng nhất.
  • Hướng dẫn cách chọn ngói lợp nhà.
  • Hướng dẫn cách chọn ngói lợp nhà.

    Xây dựng một ngôi nhà đẹp không chỉ là mơ ước, nguyện vọng mà còn là niềm tự hào của nhiều người. Hướng dẫn cách chọn ngói lợp nhà dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi hoàn thiện ngôi nhà cho gia đình mình.
  • 5 bước cơ bản cho cách lợp mái ngói thái "chuẩn không cần chỉnh"
  • 5 bước cơ bản cho cách lợp mái ngói thái "chuẩn không cần chỉnh"

    Hiện nay mái thái đang là hệ thống mái được ưa chuộng nhiều nhất bởi những tính năng ưu việt mà nó mang lại như khả năng chống nhiệt tốt, bền bỉ với thời gian, độ dốc hợp lý, thoát nước nhanh. Nhưng để phát huy tối đa công năng của mái thái thì trong quá trình thi công phải thật chính xác.
  • Cách tự lăn sơn nhà vừa đẹp vừa tiết kiệm
  • Cách tự lăn sơn nhà vừa đẹp vừa tiết kiệm

    Khi muốn sơn một ngôi nhà, bạn thường phải thuê người nhưng đôi khi người sơn không hiểu hết được mong muốn cũng như yêu cầu của bạn khiến có đôi chỗ bạn không hài lòng. Đừng lo, sau khi đọc xong bài này bạn hoàn toàn có thể tự tay cầm lăn sơn và sơn ngôi nhà theo đúng ý bạn.
  • Top 5 màu sơn ngoại thất đang làm mưa làm gió năm 2016
  • Top 5 màu sơn ngoại thất đang làm mưa làm gió năm 2016

    Trước khi xây nhà chọn tuổi, trong khi xây nhà chọn ngày bỏ móng, bỏ mái. Còn sau khi xây nhà thì sao? Một việc không thể thiếu đó là chọn màu sơn. Màu sơn không chỉ là tấm áo giáp mà còn mang lại giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn