“Chào quý công ty, hiện tôi đang có ý định xây mau biet thu dep nhưng đang phân vân không biết là nên sử dụng loại gạch xây dựng nào cho phù hợp. Có người bảo dùng gạch đặc, người lại bảo dùng gạch lỗ, bên thi công bảo dùng gạch đá cho rẻ. Vậy quý công ty cho tôi hỏi là nhà tôi nên dùng loại gạch nào tốt nhất mà giá cả hợp lý nhất. Rất mong công ty có thể tư vấn giúp chúng tôi”. Vâng, chúng tôi rất vui khi bạn gửi câu hỏi đến kinh nghiệm xây nhà và sau đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn 1 cách cặn kẽ và chi tiết nhất. Hiện nay, thị trường gạch xây dựng rất đa dạng chủng loại, bao gồm gạch thủ công, gạch tuynel (gạch nung) và gạch block (gạch không nung). Vì vậy, việc lựa chọn được loại gạch phù hợp với công trình không phải là điều dễ dàng. Những thông tin dưới đây phần nào sẽ giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc về gạch xây dựng hiện nay.
Có bao nhiêu loại gạch xây dựng?
Gạch xây dựng nhất là dùng để xây tường được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng chung quy gồm 2 loại cơ bản là gạch đất nung và gạch không nung. Gạch đất nung là loại gạch truyền thống rất phổ biến trong các công trình ở Việt Nam với tỷ lệ sử dụng chiếm tới 80%. Thành phần nguyên liệu của gạch đất nung là đất sét được nung ở nhiệt độ cao. Hiện trong những thiết kế biệt thự đẹp từ bắc vào nam đang dùng loại gạch này là chủ yếu.
Các loại gạch xây dưng hiện nay trên thị trường
Một trong những loại gạch xây dựng đó là gạch không nung, đây là một loại vật liệu xây dựng mới, với thành phần chủ yếu từ xi măng, mạt đá, phế thải công nghiệp. Đặc trưng cơ bản của gạch không nung là không được nung ở nhiệt độ cao mà là được ép định hình rồi trải qua quá trình rung với tần suất cao, tạo nên những viên gạch cứng, chắc, độ bền cơ học cao.
Bên cạnh đó gạch không nung lại được chia thành 2 loại là gạch block và gạch bê tông bọt khí. Ngoài ra, còn có gạch rỗng và gạch đặc, tùy thuộc vào yêu cầu xây dựng của mỗi thiết kế nhà đẹp mà chọn sử dụng cho phù hợp.
Đặc điểm của các loại gạch xây dựng này như thế nào?
1. Gạch đất sét nung: chính là loại gạch xây dựng phổ biến mà chúng ta hay dùng từ xưa đến nay, màu đỏ, hoặc đỏ sẫm, làm từ đất sét. Gạch đất sét nung cũng có nhiều loại để gia chủ chọn lựa. Trong loại gạch xây tường này bạn có thể thấy nó còn được chia ra làm gạch đặc, gạch thông tâm và gạch 6 lỗ. Vậy những loại gạch này có đặc điểm như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu dưới đây.
Các loại gạch xây dựng hiện nay - gạch đặc
1.1 Gạch đặc: Kích thước loại gạch xây dựng này 220x105x55, đặc, màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm. Loại gạch xây dựng này dùng để xây tường chịu lực, chống thấm, vì vậy thường xây tại các vị trí: móng gạch, tường móng, đố cửa, bể nước, bể phốt, tường chịu lực, tường vệ sinh, tường bao, viên quay ngang của tường bao, đố cửa,... Gạch đặc thường có 3 loại, chất lượng giảm dần: A1, A2, và B.
1.2. Gạch thông tâm (gạch 2 lỗ): kích thước loại gạch xây dựng này là 220x105x55, có 2 lỗ, màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm. Thường xây tại những vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm. Tường bao ngoài có thể kết hợp gạch rỗng và gạch đặc.
Gạch xây dựng hiện nay trên thị trường - gạch lỗ
1.3 Gạch rỗng 6 lỗ: kích thước loại gạch xây tường này phổ biến 220x105x150, có 6 lỗ, màu đỏ hồng, hoặc đỏ sẫm. Thường xây tại những vị trí không chịu lực, hoặc không có yêu cầu chống thấm , hoặc làm lớp chống nóng cho mái. Tường bao ngoài có thể kết hợp gạch rỗng và gạch đặc. Tên gọi khác còn gọi là gạch tuynel. Loại gạch này có thể xây được tường dày 150 (kể cả lớp trát sẽ dày 150)
2. Gạch không nung: là loại gạch không qua lò nung. Gạch này được chính phủ và các tổ chức môi trường khuyên dùng. Có rất nhiều loại gạch không nung như gạch xỉ hay gạch nhẹ chưng áp hay gạch bê tông
2.1 Gạch xỉ: được làm từ xỉ, đóng thành viên. Loại gạch xây dựng này thường thấy trong thời gian trước
2.2 Gạch nhẹ chưng áp: Loại gạch xây dựng này được làm từ bê tông nhẹ, có lỗ rỗng bên trong để có trọng lượng nhẹ, và giảm lượng vật liệu, sản xuất bằng công nghệ chưng áp. Trọng lượng riêng từ 800 kg/m3 đến 1200 kg/m3
Gạch nhẹ chưng áp - Mẫu gạch xây dựng mới trên thị trường
2.3 Gạch bê tông
Đây là loại gạch xây dựng sử dụng phương pháp giống như trộn bê tôn sau đó đổ thành khuôn định hình rồi mới đem đi xây dựng. Loại gạch này có trọng lượng rất nặng nên thường được dùng ở những vị trí móng. Hiện nay loại gach xây dựng kiểu này không còn quá phổ biến nhưng vẫn còn có các địa phương còn sản xuất gạch bê tông
Ưu – nhược điểm của các loại gạch xây dựng này
Đối với loại gạch xây dựng là gạch đặc
Ưu điểm: chắc chắn, chống thấm tốt
Nhược điểm: nặng, đắt hơn gạch rỗng.
Đối với gạch xây dựng kiểu gạch thông tâm
Ưu điểm: nhẹ, rẻ hơn gạch đặc
Nhược điểm: không dùng để chịu lực được, chống thấm kém, nếu dùng làm tường bao hoặc tường vệ sinh, bề mặt tường sẽ bị mốc.
Đối với loại gạch xây dựng là gạch 6 lỗ
Ưu điểm: nhẹ, rẻ hơn gạch đặc
Nhược điểm: không dùng để chịu lực được, treo đồ kém vì khoan vít hoặc đóng đinh, gạch sẽ vỡ.
Đối với gạch nhẹ chưng áp
Ưu điểm: rất nhẹ, xây nhanh, bảo vệ môi trường;
Nhược điểm: chưa xử lý triệt để khi cần chống thấm, và việc treo đồ lên tường, hơn nữa chất lượng gạch của các Công ty quá khác nhau, khó cho người dùng chọn lựa.
Tuy nhiên lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn khi dùng loại gạch xây dựng là kiểu gạch nhẹ chưng áp này đó là: Nhà ở gia đình chưa/không nên dùng gạch này, chờ cải tiến công nghệ. Các công trình đặc thù có thể dùng gạch này: cần nhẹ, quán ăn, ... Đây thực sự là kinh nghiệm chọn gạch xây nhà rất hay và bổ ích mà không phải bất cứ đơn vị tư vấn nào cũng có thể cung cấp cho bạn.
Đối với loại gạch xây dựng là gạch bê tông
Nhược điểm: nặng, lớp trát dày
Ưu điểm: rẻ
Với những ưu và nhược điểm đó chúng tôi khuyên bạn nên dùng loại gạch xây dựng này xây hàng rào cho những công trình, mà yêu cầu tính thẩm mỹ không cao, rất hợp lý.
Nếu bạn đang định xây nhà ở gia đình và đang phân vân không biết lựa chọn loại gạch nào thì bạn có thể tham khảo những loại gạch xây dựng mà chúng tôi chia sẻ trên đây nhé. Đặc biệt là bạn hãy biết kết hợp các loại gạch xây dựng này với nhau để vừa đảm bảo độ chắc chắn vừa mang lại hiệu quả kinh tế nhé. Ví dụ như bạn có thể dùng gạch đặc kết hợp với gạch rỗng 2 lỗ bạn nhé. Hoặc tại một số vị trí đặc biệt, có thể dùng gạch Tuynel. Nếu dùng cả 2 loại gach, cần lưu ý mối nối giữa 2 loại tường. Với các công trình khác, hãy phân tích kinh tế - kỹ thuật để lựa chọn loại gạch phù hợp. Đó là toàn bộ những điều chúng tôi muốn chai sẻ cũng như giải đáp tahwsc mắc của bạn, rất mong bạn có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất của mình. Hãy theo doi kinhnghiemxaynha.info để biết thêm nhiều điều thú vị cũng như đón đọc bài viết tư vấn nên hay không nên chọn gạch lỗ xây nhà ngay sau đây.
Hotline tư vấn miễn phí: 0988 030 680