Kinh nghiệm xây nhà lần đầu chủ nhà nên biết

Ngôi nhà được xem là tài sản có giá trị cả về ý nghĩa vật chất lẫn tinh thần. Không riêng gì lần đầu làm nhà, ngay cả các gia đình đã xây dựng tới căn nhà thứ 2, thứ 3 thì cũng có rất nhiều điều bỡ ngỡ. Hiểu được tâm tình đó của chủ nhà, chúng tôi muốn trao đổi với quý vị một vài kinh nghiệm xây nhà lần đầu để gia chủ chuẩn bị bắt tay vào thi công xây dựng.

1. Xác định nhu cầu công năng sử dụng của gia đình mình

chia sẻ kinh nghiệm lần đầu xây nhà

  • Lập danh sách số thành viên thường trực trong gia đình ( cha mẹ, vợ chồng, con cái…)
  • Những người sẽ thường xuyên ghé thăm hoặc ở lại tại nhà
  • Những người sẽ cố định đến nhằm mục đích công việc, riêng tư trong lịch trình một tháng
  • Chốt đươc người chủ gia đình và người có ảnh hưởng mạnh đến vận thế của gia đình. Xác định được hai đối tượng này sẽ giúp việc xem phong thủy trở nên thuận lợi.

*Lưu ý: số lượng người trong gia đình quyết định số lượng phòng ngủ và cách sắp xếp sao cho hợp lý, thuận tiện và thoải mái cho sinh hoạt của các thành viên trong nhà.

Tham khảo thêm: Mặt bằng nhà 1 tầng 6 phòng ngủ

2. Xác định quy mô diện tích xây dựng

Sau bước 1, gia chủ sẽ dễ dàng hình dung bức tranh tổng thể của gia đình mình. Đến bước này, gia chủ cần suy nghĩ trên diện tích xây dựng để phân chia hai mục cơ bản của nhà:

kinh nghiệm xây nhà 2 tầng lần đầu

  • Nhu cầu sinh hoạt: tiếp khách, ngủ nghỉ, nấu nướng, ăn uống, vệ sinh, học tập, làm việc, thờ cúng, sinh hoạt chung, phơi phóng, hóng mát, trồng cây…
  • Số lượng người trên diện tích: nghĩa là những người sẽ có đủ diện tích để sinh hoạt tại một vị trí trong nhà vì một chức năng mà không bất tiện hay chờ đợi.

Sau đó, gia chủ cần xác định quy định xây dựng theo khu vực của nhà nước về:

  • Diện tích tối đa được phép xây dựng
  • Số lầu tối đa được phép
  • Chiều cao nhà tối đa

Dựa trên hai yếu tố này, gia chủ sẽ dễ dàng nói chuyện với chủ thầu chính xác cách chia diện tích thế nào cho hợp lý. Thêm vào đó, vẫn đáp ứng đúng quy định của nhà nước về xây dựng.

3. Lập bảng dự trù kinh phí xây nhà

kinh phí xây nhà

Phần dự trù khá quan trọng để xác định ngôi nhà của bạn có thể khả thi trong thực tế đến đâu. Đến phần chi phí xây nhà, lời khuyên thông thường là đừng nên giơ tay cao quá trán ở ban đầu vì làm nhà sẽ cần kinh phí đề phòng rủi ro khá lớn.

Ở bước tính chi phí dự trù, gia chủ có thể chia thành các bước nhỏ hơn như sau:

– Xác định sơ bộ giá xây nhà trên thị trường và đặc biệt tại địa phương:

Xây dựng phần thô = đơn giá chung x diện tích xây dựng

Xây dựng hoàn thiện: tùy thuộc vào mức độ hoàn thiện của gia chủ và mức độ sang trọng của gia chủ.

* Nếu vẫn chưa tính được chi phí cơ bản khi xây dựng nhà, gia chủ có thể tham khảo các bài sau:

Kinh phí xây nhà 2 tầng mới nhất hiện nay

Cách tính chi phí làm nhà 3 tầng giá rẻ

4. Tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công chuyên nghiệp

angcovat thiết kế và thi công trọn gói nhà ở

Đây là bước vô cùng quan trọng, bởi hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị thiết kế và thi công nhà ở. Không riêng gì tại các thành phố lớn, ở các tỉnh thành, các công ty thiết kế cũng trở nên vô cùng phổ biến. Tuy nhiên gia chủ cần lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công nhà có tâm, có kinh nghiệm. 

Angcovat trải qua hơn một thập kỷ thiết kế và thi công trọn gói, chúng tôi có kinh nghiệm thiết kế và thi công hàng trăm mẫu nhà mỗi năm. Vì vậy nếu bạn có nhu cầu tư vấn thiết kế - thi công trọn gói hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 0988 030 680

Kiến trúc sư: trước khi gặp kiến trúc sư, gia chủ cần chuẩn bị về tinh thần kiên định về phong cách mình mong muốn: hiện đại, truyền thống, đơn giản, sang trọng, cầu kỳ… Đừng quá mơ hồ về yêu cầu của bản thân khi yêu cầu kiến trúc sư. Đồng thời cho Kiến trúc sư biết ý kiến về chuyên gia phong thủy để tiện bề kết hợp với bản thiết kế chung.

Đơn vị thi công: nên chọn những đơn vị thi công uy tín đảm bảo chất lượng trong khu vực. Tránh cá nhân đơn lẻ hoặc ít kinh nghiệm. Nên để đơn vị thi công chốt phương án thi công khả thi trên bản thiết kế nhà của Kiến trúc sư. Tránh trường hợp, khả năng thi công không phù hợp với ý tưởng thiết kế.

thiết kế và thi công trọn gói nhà ở

5. Quá trình thi công

5.1. Các bước trong thi công

- Móng: đào đất, đắp đất, gia công cốp pha, cốt thép, đổ bê tông, bể nước, bể phốt.

- Thân nhà: Gia công cốt pha, cốt thép, đổ bê tông cột, sàn, dầm, xây tô, cán nền,…

- Chống thấm

- Mái: Lắp dựng xà gỗ, lọt mái, vì kèo hoặc đổ bê tông.

- Lắp khung bao cửa.

- Hệ thống đường ống, điện, nước, mạng, cáp,.

- Bả matit, sơn nước, sơn dầu

- Lắp ráp và hoàn thiện cửa gỗ, thép, nhôm

- Lắp lan can, tay vịn cầu thang, lan can mặt tiền

- Đóng trần thạch cao

- Ốp lát gạch đá trang trí

- Ốp đá cầu thang, bàn bếp, lavabo

- Lát nền nhà,WC, sân

- Lắp thiết bị điện, công tắc, ổ cắm…

- Lắp đèn chiếu sáng

- Lắp thiết bị vệ sinh, lắp gương, vòi nước, treo khăn

- Lắp đặt nội thất, trang trí

- Trồng cây

- Dọn vệ sinh công nghiệp

kinh nghiệm xây biệt thự đẹp

5.2. Một số lưu ý trong quá trình thi công

- Các hạng mục liên quan đến kết cấu nhà (Kiểm tra buộc thép, quy cách nối thép, đổ bê tông...) phải tuân thủ bản vẽ kỹ thuật tuyệt đối và có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ của kỹ sư giám sát.

- Chống thấm phải đúng quy trình kỹ thuật và test kỹ càng trước khi bàn giao (vì các hiện tượng thấm dột có thể phải sau thời gian dài mới biết được.

- Hệ thống điện phải thực hiện đúng kỹ thuật, không đi tắt, đi chéo, không nối dây bên trong tường, phải dùng ống chuyên dụng để để đi dây tránh chập cháy trong quá trình sử dụng.

- Hệ thống nước phải thực hiện đúng kỹ thuật, độ nghiêng ống thoát phải tốt, sau khi xong phải test áp suất đường ống.

- Hạng mục sơn bả phải test trước màu sơn trước khi tiến hành, lưu mã số và mẫu lại để sau này sử dụng nếu cần.

- Các hạng mục cần sản xuất độc lập có thể sản xuất ngay khi có kích thước để rút ngắn thời gian

- Hạng mục thạch cao với những khu vực có khí hậu nóng ẩm cần sử dụng loại thạch cao phù hợp

- Hạng mục ốp lát trang trí, lắp đặt thiết bị vệ sinh cần thợ có tay nghề cao, quy cách phải tuân thủ bản vẽ kỹ thuật, độ dốc thoát nước sàn phải đạt

- Dọn vệ sinh công nghiệp cần đơn vị chuyên môn vì có thể sử dụng hóa chất, nếu chủ nhà tự xử lý cần tham khảo trước các quy trình trên mạng

- Có thể lắp thêm camera tại công trình để quản lý vật tư và tiến độ thi công khi không có mặt.

- Nên tối đa các nhà thầu có sẵn tại địa phương để giảm chi phí vận chuyển và tiện trong quá trình bảo hành sau này.

- Vui vẻ với công nhân, khó tính với chủ thầu.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về kinh nghiệm xây nhà lần đầu cho các chủ nhà đang chuẩn bị thi công. Mọi yêu cầu tư vấn thiết kế xây dựng trọn gói nhà ở vui lòng liên hệ trực tiếp: 0988 030 680

Kinh nghiệm thiết kế và thi công nhà của chúng tôi xem tại: 1001 mẫu thiết kế biệt thự đẹp

 

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...
  • Xu hướng thiết kế biệt thự mini sân vườn đẹp lạ và độc đáo nhất
  • Xu hướng thiết kế biệt thự mini sân vườn đẹp lạ và độc đáo nhất

    Biệt thự mini luôn nằm trong top từ khóa hot nhất hiện nay đủ để hiểu các thiết kế này đang trở thành xu hướng và nhận được nhiều sự quan tâm của các gia chủ như thế nào. Làm sao để thiết kế được một mẫu biệt thự mini sân vườn đẹp chính là câu hỏi nhiều người vẫn băn khoăn. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để trả lời cho câu hỏi này nhé!