Kinh nghiệm xác định móng nhà 3,4,5 tầng sâu bao nhiêu?

Móng nhà 3,4,5 tầng sâu bao nhiêu?” Đang là một trong các câu hỏi được nhiều gia chủ thắc mắc trong khi muốn xây dựng một căn nhà từ 3 cho tới 5 tầng. Móng được xem là một trong những bộ phận kết cấu vô cùng quan trọng ở bất kỳ công trình nào, ai cũng biết nếu muốn một ngôi nhà chắc chắn và bền đẹp thì trước tiên cần phải có một nền móng vững chắc. Trong bài viết ngày hôm nay, Angcovat xin gửi tới bạn cùng các độc giả khác những thông tin chính xác nhất về đội sâu của móng nhà 3,4,5 tầng, theo dõi ngay nhé.

Khái niệm về móng nhà cần nắm rõ?

Móng nhà được xem là một trong các bộ phận kết cấu vô cùng quan trọng của bất kỳ một công trình nào, dù là 3 hay 4 hay 5 tầng. Có thể nói kết cấu làm móng nhà luôn được cho là giải pháp mang chức năng trực tiếp tải trọng của toàn bộ công trình ở trên các loại nền đất và đảm bảo cho công trình đó có thể chắc chắn và an toàn.

Móng nhà 3,4,5 tầng sâu bao nhiêu? - Khái niệm về móng nhà cần hiểu rõ

Móng nhà 3,4,5 tầng sâu bao nhiêu? - Khái niệm về móng nhà cần hiểu rõ

Những móng nhà liên kết với kế cấu chịu lực bên trên như cột và to ngoài ra còn có thể giúp truyền tải trọng từ công trình xuống mặt nền. Khi mà mặt nền tiếp xúc giữa phần đáy móng thì bắt buộc cần phải nằm phẳng và nằm ngang không có độ dốc. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng với nền bắt buộc phải phẳng và nằm ngang (không có dộ dốc). Mặt này được gọi là đáy móng. Khoảng cách h từ đáy móng tới mặt đất tự nhiên gọi là chiều sâu chôn móng. Để có thể tiết kiệm nguyên vật liêu thì gia chủ thường lựa chọn giật cấp hoặc vát góc móng

Các loại móng nhà 2,3,4 tầng

Móng nhà 2,3,4 tầng có nhiều loại, đặc điểm của mỗi loại cũng khác nhau. Tùy thuộc vào số tầng, loại hình nhà, khu đất xây dựng mà công trình sử dụng loại móng phù hợp.

Móng bè

Đây là loại móng kéo và trải dài hết cả diện tích của công trình xây dựng điều này giúp cho chức năng tải trọng của công trình vào nền đất được tốt hơn. Loại móng này được thi công xây trải rộng dưới toàn bộ công trình, giúp làm giảm áp lực cho công trình trên đất nền. Loại móng này chỉ dùng cho những công trình có địa hình yếu, dễ lún.

Móng cọc

Đối với các công trình 2,3 tầng thì móng cọc được xem là phương án vô cùng tối ưu. Bộ phận chính là cọc và đài cọc, chúng giúp truyền tải sức nặng của công trình xuống lớp đất, sỏi đá ở phía dưới cùng.

Số lượng cọc thi công trong xây dựng còn phụ thuộc vào tải trọng công trình tác dụng vào đầu cột. độ sâu của móng chôn & được tính theo công thức:

Tải trọng, tải trọng sàn, trọng tải tác dụng khi đưa vào sử dụng tổng cộng vào khoảng từ 1.2 đến 1.5 tấn/m2 x diện chịu tải của các cột x 1.2 x 2 (số tầng)

Các loại móng được dùng trong xây nhà 2,3,4 tầng

Các loại móng được dùng trong xây nhà 2,3,4 tầng

Móng băng

Đây là loại móng vô cùng phổ biến khi xây dựng các mẫu nhà 3,4 tầng, đặc biệt là các mẫu nhà ống 3 tầng. Loại móng này phù hợp với nhiều loại hình đất tại nhiều nơi trong cả nước. Có thể hình dung móng băng là kiểu móng nằm dưới hàng cột hoặc là tường và thường có dạng dải dài, có thể độc lập, giao hoặc cắt nhau hình chữ thập. Móng băng lại bao gồm 3 loại:

  • Loại móng băng cứng
  • Loại móng băng mềm
  • Loại móng băng kết hợp

Đối với các loại công trình làm móng băng như các mẫu nhà cao tầng từ 3 – 4 tầng thì chiều sâu chôn móng sẽ từ 2, – 2,5m. 

Móng nhà 3,4,5 tầng sâu bao nhiêu - Chiều sâu móng băng

Móng nhà 3,4,5 tầng sâu bao nhiêu - Chiều sâu móng băng

Kiểu móng này thì thường có tác dụng chỉu được tải trọng nhẹ và có kết cấu khá là đơn giản. Nhìn chung trong bốn loại móng này thì móng băng là kiểu móng phổ biến và được dùng nhiều nhất trong thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng ngày nay. Chiều sâu chôn móng đơn thông thường trên nền đất tự nhiên là 1,2m – 1,6m.

Chiều sâu chôn móng được hiểu như thế nào?

Có thể nsi móng công trình là một bộ phận quan trọng trong kết cấu bên dưới của công trình và nó có tác dụng chịu lực bên trên như tường và cột,.. Chiều sâu chôn móng được xem là khoảng cách được tính từ đáy móng đến mặt đất tự nhiên gọi là chiều sâu chôn móng. Mặt tiếp xúc giữa đáy móng cùng với nền bắt buộc phải phẳng & nằm ngang (không có độ dốc), mặt náy được gọi là đáy móng.

Chiều sâu chôn móng được hiểu như nào?

Chiều sâu chôn móng được hiểu như nào?

Cơ sở để xác định chiều sâu của nhà 2,3,4 tầng

Dựa vào các đặc điểm và tính chất của từng mẫu nhà thì chúng ta có thể tính toán được từng nền móng.

  • Đối với các công trình có diện tích bé hoặc là dưới 5,6 tầng như 4 và 3 tầng thì chúng ta có thể xây móng băng hoặc móng đơn để tiết kiệm chi phí thi công móng. Độ sâu của móng nhà 3,4 tầng chia theo móng nông và móng sâu. Với móng nông, độ sâu thích hợp là từ 1,5-2,5m (tùy thuộc vào vị trí công trình xây dựng).
  • Đối với mẫu nhà  2 tầng với diện tích vừa phải thì nên dùng móng đơn. Nền nông: 0,5 ~ 3m, không nhỏ hơn 0,5m
  • Những công trình diện tích rộng trên 300m2 thì nên sử dụng móng băng để đảm bảo được nền móng an toàn.

Cơ sở để xác định được chiều sâu của mẫu nhà 2,3,4 tầng

Cơ sở để xác định được chiều sâu của mẫu nhà 2,3,4 tầng

Cơ sở tính chiều sâu chôn móng

Dưới đây là cơ sở để chúng ta có thể xác định được rõ hơn về cách tính chiều sâu chôn móng:

  • Dựa vào tính chất, đặc điểm cấu tạo của công trình.
  • Dựa vào điều kiện địa chất của công trình.
  • Dựa vào điều kiện thủy văn trong khu vực.
  • Dựa vào chiều sâu chôn móng của nhà hay các công trình xây dựng ở khu vực lân cận.
  • Dựa vào trị số và đặc tính của trọng tải.
  • Dựa vào khí hậu của khu vực

Trên đây là bài viết mang đầy đủ các thông tin chính xác nhất về móng nhà 3,4,5 tầng sâu bao nhiêu mà Angcovat muốn gửi tới bạn cùng các độc giả khác. Hy vọng rằng bài viết trên đây giúp bạn có thể xác định được chính xác xem căn nhà của bạn nên sử dụng loại móng nào và với chiều sâu là bao nhiêu thì là hợp lý nhất giúp cho căn nhà của bạn trở nên vững chắc.

  • Nhà vườn là gì? những ưu và nhược điểm khi xây nhà vườn
  • Nhà vườn là gì? những ưu và nhược điểm khi xây nhà vườn

    Tìm hiểu về khái niệm nhà vườn, các kiến trúc sư sẽ chia sẻ kinh nghiệm thiết kế và xây dựng nhà vườn có những ưu và nhược điểm gì? đồng thời giúp quý khách định hướng cũng như chuẩn bị kế hoạch xây nhà vườn một cách tối ưu và hiệu quả nhất
  • Lát sàn gỗ những điều cần lưu ý
  • Lát sàn gỗ những điều cần lưu ý

    Khi xu hướng dùng lát sàn bằng gỗ công nghiệp trong trang trí nhà đang là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình, không chỉ đem lại cảm giác mát, sàn gỗ còn có tác dụng cách âm tốt. Ngoài ra hoa văn màu sắc của gỗ giúp bạn có cảm giác gần gũi hơn với tự nhiên
  • Tiết lộ bí quyết tính toán chi phí xây biệt thự mini 2 tầng chính xác nhất
  • Tiết lộ bí quyết tính toán chi phí xây biệt thự mini 2 tầng chính xác nhất

    Những ngôi biệt thự mini 2 tầng được xây dựng ngày một phổ biến. Do đó, các phương diện liên quan đến nó, đặc biệt là chi phí đang rất được quan tâm. Hiểu được điều này, tại đây, chúng tôi cung cấp những thông tin hữu ích nhất để việc tính toán chi phí xây biệt thự mini 2 tầng trở nên dễ dàng và chính xác nhất.