Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng mà ai cũng phải biết

1. Móng nhà- Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý trong tất cả các quá trình từ thiết kế cho đến thi công. Trong biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng thuộc thiết kế các mau biet thu dep cho biết thêm móng hay nền móng đảm nhiệm trực tiếp chứ năng tải trọng toàn bộ công trình ở phía trên. Đối với công trình nhà cao tầng thì phần móng phải được thiết kế tỷ mỷ, tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc. Và phải tìm hiểu thật kỹ nền đất nơi sẽ thi công để chọn loại móng phù hợp và an toàn, vì hiện nay với sự phát triển về mọi mặt cả về kiến trúc phần móng nhà cũng trở nên đa dạng hơn. Có thể kể đến một số loại móng điển hình như:

+ Móng tự nhiên: Đây là loại móng hình thành sẵn trong tự nhiên không cần tác tộng bất cứ một việc gì và tải trọng của loại móng này rất yếu, chỉ phù hợp với thiết kế nhà tranh không phỉa chịu nhiều tải trọng. Khẳng định là không thể sử dụng cho thiết kế nhà cao tầng.

+ Móng đơn: Là các cột trụ riêng hoặc các cột riêng tạo thành một cụm cột, có tác dụng nâng đỡ, chịu lực rất tốt. Và nói đến chi phí thì móng đơn ít chi phí nhất trong tất cả các loại móng. Nó chỉ được sử dụng trong cải tạo sử chữa nhà nhỏ chứ không được dùng vào biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng.

+ Móng băng: Được thiết kế theo dải hài hoặc giao nhau theo hình chữ thập, đối với móng băng việc chịu tải trọng sẽ được chia đều ra vì vậy mà móng kiên cố hơn. Đối với việc thi công thì sẽ dễ hơn móng đơn rất nhiều. 

+ Móng bè: Trải rộng dưới toàn bộ công trình để giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là một loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, mềm chịu lục kém.

+ Móng cọc: Là loại móng bao gồm có cả đài cọc và cọc, tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống lớp đất đá cứng nhất nhờ hệ thống cọc. Thời xưa người ta sử dụng tre, nứa làm móng cọc, còn hiện đại bây sử thay thế bằng vật liệu cốt thép vô cùng kiên cố.

Hình ảnh 1: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng hữu ích

Hình ảnh 1: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng hữu ích

2. Hướng dẫn chi tiết biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng.

Để có được một bộ móng phù hợp và an toàn đối với công trình của bạn thì mọi công việc phải tuân thủ theo đúng nguyên tắc của biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng gồm có 5 bước cơ bản nhất: 

- Giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị

- San lấp mặt bằng

- Công tác cốt thép

- Công tác cốp pha

- Công tác bê tông

Giải phóng mặt bằng trong biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Hình ảnh 2: Hướng dẫn thực hiện biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Hình ảnh 2: Hướng dẫn thực hiện biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Những bước đầu tiên ở nơi thi công bất cứ một công trình nào thì cần phải làm đó là khảo sát mặt bằng, đưa ra nhận xét đánh giá sơ lược để tiến hành thu dọn giải phóng mặt bằng. Trong quy trình thực hiện biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng thì mặt bằng phải được dọn dẹp sạch sẽ không để lại giấy rác, gây cản trở việc xây dựng. Không chỉ riêng phần mặt bằng sẽ thi công sạch sẽ mà những phần đất thừa bên cạnh cũng phải được xử lý để dùng nó là nơi để các vật liệu xây dựng như: xi măng, cốt thép, cát, sỏi, đá, cốp pha.... Việc tận dụng như vậy sẽ thuận tiện cho cả quá trình thi công cũng như giảm được chi phí vận chuyển, tránh được việc phát sinh thêm chi phí ngoài mong muốn. Toàn bộ nguyên vật liệu xây dựng, cũng như phương tiện thiết bị máy móc phục vụ cho việc thi công sẽ được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng nhất để đảm bảo cho việc thi công móng nhà cao tầng đúng tiến độ, đúng kỹ thuật, và an toàn.

San lấp mặt bằng- Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Hình ảnh 3: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng thông dụng

Hình ảnh 3: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng thông dụng

Đây là công đoạn tiếp theo trong quá trình thực hiện biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng, hay nói cách khác đây chính là công tác đất của công trình. Dựa theo bản vẽ của kiến trúc sư thì người kỹ sư sẽ theo bản vẽ đó đo đạc, xác định vị trí tim cột chính xác không sai lệch. Kích thước móng sẽ được đào theo trục cố định đã được định sẵn. Phần đất thừa do đào móng thì phải được dọn dẹp sạch sẽ tránh gây ảnh hưởng đến việc đổ bê tông hay làm cốt thép sau này. Hố móng đã được đào phải luôn được khô ráo, nếu có đọng lại nước thì dùng máy bơm hút sạch đi.

Công tác cốt thép- Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Hình ảnh 4: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Hình ảnh 4: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Khác với những công trình nhà cấp 4, nhà dân dụng thì những căn biệt thự 3 tầng trở lên hay nhà cao tầng đòi hỏi phải có bộ móng vô cùng kiên cố và chắc chắn, nâng đỡ toàn bộ công trình ở phía trên mặt đất. Để đạt được hiệu quả đó thì bắt buộc những thanh thép phải thực sự đảm bảo về mặt chất lượng, to khỏe, phù hợp với yêu cầu về kích thước do kiến trúc sư đưa ra. Kiến trúc sư cũng là người tính toán rất kỹ càng về việc sử dụng cốt thép ra sao khối lượng thế nào. Và có hai phương án để lựa chọn cho việc gia công cốt thép, một là có thể lắp ghép xử lí cốt thép ở ngoài khu vực thi công xong rồi mới vận chuyển đưa vào khu vực, hai là làm trực tiếp tại chỗ. Nhưng hầu như đối với công trình lớn thì biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng sẽ gia công thép tại chỗ, để thuận tiện cho việc lắp ghép. Thép sẽ được tiến hành đo đạc, cắt uốn theo hình dạng và kích thước đã định trước. Sau đó các thanh thép được buộc lại bằng giây thép chuyên dụng, hoặc để kiên cố hơn kỹ sư có thể sử dụng máy hàn cho các mối nối quan trọng, đảm bảo cho các thanh thép có sự liên kết vững vàng. Toàn bộ thép trước và sau khi gia công sẽ được bảo quản tránh tình trạng thép bị gỉ, dùng phông bạt để che đậy lại tránh tiếp xúc trực tiếp giữa thép và nước, hơi ẩm.

Gia công cốp pha trong quá trình thực hiện biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Hình ảnh 5: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng trong xây dựng

Hình ảnh 5: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng trong xây dựng

Để phục vụ cho những công đoạn cuối cùng của biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng gia công cốp pha được lắp ghép kỹ lưỡng. Cốp pha đã được sắp xếp gần nơi thi công vì vậy mà việc sử dụng sẽ rất dễ dàng. Nói đến công dụng của cốp pha chính là tạo khuôn mẫu cho bộ móng theo như thiết kế trên bản vẽ, và giữ cho toàn bộ bê tông k bị chảy ra ngoài khi thực hiện công tác bê tông. Cốp pha sẽ được cố định bằng ốc vít, vít chặt với nhau không tạo ra kẽ hở để tránh tình trạng khi đầm bê tông nó sẽ bị bung ra và bê tông chảy hết ra ngoài. Toàn bộ mọi khu vực cốp pha phải chịu lực tốt, không bị xô lệch nứt vỡ khi bị tác dụng lực, sử dụng cốp pha đảm bảo về chất lượng, để không làm biến dạng đến phần bê tông móng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công trình.

Đổ bê tông công đoạn cuối cùng của biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Hình ảnh 6: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng hiện đại

Hình ảnh 6: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng hiện đại

Bước hoàn thiện cho hệ thống móng của nhà cao tầng chính là công tác đổ bê tông. Đối với một công trình lớn thì nên đổ bê tông trộn sẵn để công việc diễn ra liên tục, nếu công việc bị ngắt quãng thì các khối bê tông sẽ không có sự liên kết chặt chẽ và độ đông cứng từng chỗ sẽ khác nhau ảnh hưởng đên chất lượng của móng. Bê tông được sử dụng cũng sẽ được kiểm định về số phần trăm cát, đá, xi măng, chỉ đạt tiêu chuẩn mới được đem đến thi công bời vì đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất. Trong biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng nên sử dụng thiết bị máy móc đầm nền cho công tác đổ bê tông được nhanh hơn đúng tiến độ, đảm bảo việc bê tông được đưa đều đến mọi vị trí, không được để bê tông rỗng hay bị lộ phần thép móng ra. Toàn bộ bê tông bao phủ lấy lớp thép được gia công trước đó và chỉnh sao cho bề mặt phẳng không lời lõm. Sau khi đổ bê tông xong phải chăm sóc cho lớp bê tông không tiếp xúc với nước mưa, phải che đậy kỹ càng, khi lớp bê tông đã đông cứng lại thì việc tiếp theo đó chính là tháo dỡ cốp pha. Trong quá trình tháo thì không được làm cho bê tông bị nứt hay mẻ và cốp pha sẽ được xếp gọn lại để sử dụng cho những lượt sau đó.

Hình ảnh 7: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Hình ảnh 7: Biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng

Trên đây là những chia sẻ về quy trình thực hiện biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng, với những chia sẻ hữu ích chúng tôi mong muốn quý bạn đọc có thể hiểu được vấn đề đã nêu ở trên. Nếu bạn còn đang thắc mắc về vấn đề gì về thiết kế hãy liên hệ trực tiếp để chúng tôi giải đáp, và không chỉ ở việc thiết kế một bộ móng như thế nào mà chúng tôi còn thừa khả năng để thiết kế cho bạn một ngôi nhà, một căn biệt thự đáng mơ ước.

Bạn có thể tham khảo thêm: kỹ thuật xây bể nước ngầm cho ngôi nhà của bạn tránh khỏi một số sai sót không đáng có.

Hotline: 0988030680

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...