Hướng dẫn biện pháp thi công giằng móng dễ dàng và hiệu quả

Trong các công trình nhà ở cho đến những mẫu biệt thự đẹp hay lâu đài thì phần móng vô cùng quan trọng. Nền tảng tốt và vững chắc thì mới có thể thiết kế với thi công dễ dàng được các công trình đẹp. Móng chắc thì giằng móng phải được thiết kế cẩn thận và đúng với quy trình. Và giằng móng là một kết cấu được dùng để liên kết các móng hoặc kết cấu trên móng lại nhằm tăng cường độ cứng của toàn hệ thống. Tùy ý đồ thiết kế của kiến trúc sư mà  giằng móng có thể đặt theo cầu tạo hoặc tính toán sự làm việc của nó trong tổng thể hệ kết cấu. Hơn nữa cũng phải tùy thuộc vào địa chất nơi thi công để có những biện pháp thi công giằng móng đạt hiệu quả cao nhất.

Vai trò của biện pháp thi công giằng móng hiện đại

Hình ảnh 1: Biện pháp thi công giằng móng hiệu quả

Hình ảnh 1: Biện pháp thi công giằng móng hiệu quả

  • Đỡ cho phần tường, cũng như sàn khi chúng ta lên tầng 
  • Giằng móng giúp phân bố đều tải trọng của sàn tầng trên xuống tường nhà ở tầng dưới.
  • Liên kết các cột nhà trước khi tiến hành đổ móng, xây dựng tầng trên.
  • Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
  • Chống xoay, xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện đất không tốt, có thể bị lún gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình
  • Tăng cường độ cứng, bền vững cho kết cấu công trình.
  • Tăng sức chịu đựng các loại tải trọng ngang khi xây 

Quy trình làm việc của biện pháp thi công giằng móng

1- Chuẩn bị COFFA trong biện pháp thi công giằng móng hiệu quả

2- Công tác cốt thép cho biện pháp thi công giằng móng 

3- Đổ bê tông- Biện pháp thi công giằng móng

4- Tháo COFFA và bảo dưỡng- Biện pháp thi công giằng móng.

Hình ảnh 2: Biện pháp thi công giằng móng nhà đẹp

Hình ảnh 2: Biện pháp thi công giằng móng nhà đẹp

1- Chuẩn bị COFFA trong biện pháp thi công giằng móng hiệu quả

Công tác COFFA được chuẩn bị kĩ càng trước khi thực hiện biện pháp thi công giằng móng, từ vật dụng cho đến nhân lực.  Bởi vì công tác coffa là một trong những khâu quan trọng quyết định đến chất lượng bê tông, hình dạng và kích thước của kết cấu. Coffa được sử dụng bao gồm 2 loại chủ yếu là coffa thép và coffa gỗ, coffa được phân loại và tập kết riêng tại các bãi trên công trường. Trước khi đưa vào sử dụng coffa được vệ sinh sạch sẽ và phủ lên một lớp chống dính. Coffa được gia công, lắp dựng ngay tại công trường. Đối với coffa gỗ cần hết sức cẩn thận trong cưa xẻ tránh lãng phí vô ích.

Hình ảnh 3: Biện pháp thi công giằng móng

Hình ảnh 3: Biện pháp thi công giằng móng

Khâu thực hiện giai đoạn coffa trong biện pháp thi công giằng móng được thực hiện một cách tỷ mỉ như sau:
Cán bộ kỹ thuật trực tiếp chỉ đạo cho các tổ trưởng, chợ chuyên môn thực hiện công tác coffa, đảm bảo thật chính xác theo yêu cầu kỹ thuật. Tránh tình trạng đã lắp dựng xong coffa phải tháo dỡ dựng lại do không đùng yêu cầu kỹ thuật.
Tiến hành lắp dựng coffa theo bản vẽ chi tiết và chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật.
Coffa được lắp dựng phải vững chắc, neo chặt vào những điểm cố định, không để cho coffa bị xê dịch biến dạng trong quá trình đổ bê tông.
Vệ sinh coffa sạch sẽ sau khi lắp dựng xong. Coffa phải được tưới nước vệ sinh trước khi đổ bê tông.
Cán bộ kỹ thuật phải nghiệm thu công tác coffa trước khi tiến hành quy trình tiếp theo trong biện pháp thi công giằng móng.

Hình ảnh 4: Biện pháp thi công giằng móng đẹp

Hình ảnh 4: Biện pháp thi công giằng móng

2- Công tác cốt thép cho biện pháp thi công giằng móng 

Cốt thép được gia công, lắp dựng ngay tại công trường, được tiến hành theo từng công việc, từng khu vực như bẽ đai, uốn thép, cắt thép, kéo thẳng thép… thép được gia công bằng cả thủ công và bằng máy. Máy móc phục vụ cho công tác cốt thép trong biện pháp thi công giằng móng trên công trường và có nhiều loại như máy uốn, máy cắt, máy kéo thép…Cốt thép trước khi sử dụng phải được sửa thẳng, đánh sạch gỉ thép, có thể dùng búa đập thẳng hoặc dùng máy uốn nắn thẳng. Với thép có đường kính dưới 20mm thì ta có thể cắt uốn bằng tay và nếu đường kính lớn hơn 20mm thì ta phải dùng máy.Thép khi cắt ra uốn phải xác định thêm độ dãn dài của nó, tránh việc khi ta uống vào thì thếp bị hụt không đúng với kĩ thuật. Nối cốt thép ở trong  biện pháp thi công giằng móng thường sử dụng có có hai dạng là nối hàn và nối bằng kẽm buộc.

Tiến hành lắp ghép cốt thép phải đảm bảo đúng kích thước, đúng số hiệu thiết kế, đúng vị trí khoảng cách của những thanh thép và điểm nối chiều dài các mối nối. Lưu ý phải có sự liên kết níu giữ giữa các thanh thép với nhau. Nếu phát hiện ra những sai lệch so với bản vẽ thiết kế cần phải chỉnh sửa lại ngay như lệch sắt, quên hay thiếu thép chờ. Sử dụng có kích thước theo yêu cầu để đảm bảo độ dày của lớp bê tông bảo vệ theo thiết kế nhằm bảo vệ cho thép chống lại sự tác động của môi trường xung quanh. Và tròng tiến trình cốt thép của biện pháp thi công giằng móng thì coffa cũng phải được lắp dựng vững chắc, không để xảy ra tình trạng thép bị xô lệch, chuyển vị trí biến dạng trong quá trình đầm đổ bê tông. Sau khi lắp dựng cốt thép xong phải dọn vệ sing sạch sẽ, tránh không tác động mạnh váo cấu trúc thép đã lắp dựng để đề phòng thép bị xô lệch. Cán bộ kỹ thuật là người nghiệm thu cốt thép sau khi lắp dựng xong khi đó mới tiến hành công tác tiếp theo trong quá trình thực hiện biện pháp thi công giằng móng.

Hình ảnh 5: Biện pháp thi công giằng móng hiện đại

Hình ảnh 5: Biện pháp thi công giằng móng hiện đại

Một thông tin hưu ích nữa là ở công trường còn dùng thép làm hàng rào bảo vệ an toàn cho công nhân làm việc và được hàn vào các cây chống sắt theo các phương pháp hay biệ pháp thi công giằng móng hoặc giằng tường để hệ được vững chắc. Nếu công tác cốt thép sau khi lắp dựng xong, mà chưa kịp đổ bê tông phải được bảo vệ kĩ tránh để vật nặng đè lên gây xô lệch không đúng theo hình dạng, kích thước, vị trí thiết kế. Tránh để các chất bẩn như dầu mỡ, bụi bám dính vào thép, khi bị bẩn thì sự kết dinh giữa bê tông và thép giảm xuống, dẫn đến công trình không đạt yêu cầu. Cốt thép sau khi lắp dựng xong phải tiến hành đổ bê tông càng nhanh càng tốt tránh để các điều kiện bên ngoài thâm nhập làm cho thép bị gỉ sét.

3- Đổ bê tông- Biện pháp thi công giằng móng

Hình ảnh 6: Thực tế biện pháp thi công giằng móng

Hình ảnh 6: Thực tế biện pháp thi công giằng móng

Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong từ coffa cho đến cốt thép đều săn sàng thì chúng ta bắt đầu tiến hành bước tiếp theo để hoàn thiện biện pháp thi công giằng móng chính là đổ bê tông. Với công đoạn này cũng quan trọng như hai công đoạn trước đó vậy, trong quá trình thực hiện đổ bê tông cho móng cần phải lưu ý một số vấn đề sau: 

+ Hiện nay mọi công trình của biện pháp thi công giằng móng đều sử dụng bê tông trộn sẵn bằng xe chuyên dụng, vì vậy khi thực hiện giai đoạn đổ bê tông thì xe bê tông được đặt ngoài công trình, được bơm lên sàn bằng vòi bơm.

+ Bố trí đổ bê tông trên sàn gồm hai người điều chỉnh vòi bơm, một nhóm dàn bê tông ra cho đều và đầm dùi. Đổ bê tông tới đâu thì đầm dùi tới đó, đổ bê tông từ trên cao xuống chổ sâu trước sau đó mới đổ chổ cạn. Do sàn rộng nên khi đổ bê tông phải tạo rãnh phân chia một khối bề mặt lớn thành các diện tích nhỏ hơn để đổ. Chú ý đổ bê tông từ giữa ra hai bên. Đổ bê tông móng phải thực sự tỷ mỉ, và đúng kỹ thuật như đầm dùi, dàn bê tông sao cho đều, tránh gây bề mặt móng bị lồi lõm quá nhiều. 

Xem thêm: Quy tụ các mẫu lâu đài cổ điển chi thiết kế biệt thự kiêu sa bề thế

Hình ảnh 7: Biện pháp thi công giằng móng dễ thi công

Hình ảnh 7: Biện pháp thi công giằng móng dễ thi công

Hình ảnh 8: Biện pháp thi công giằng móng hiệu quả

Hình ảnh 8: Biện pháp thi công giằng móng hiệu quả

Các bước thực hiện chi tiết giai đoạn đổ bê tông móng trong biện pháp thi công giằng móng:

– Tập hợp tất cả các số liệu, hồ sơ, lý lịch của cốt liệu sử dụng cho công tác bê tông (cát, đá, xi măng, thép) khi các số liệu đó được tập hợp đầy đủ, đúng yêu cầu thiết kế thí mới được sử dụng, thiết kế cấp phối bê tông theo yêu cầu của kết cấu công trình. Và phải thử chất lượng của bê tông trộn sẵn xem có đảm bảo chất lượng hay không.
– Cốt thép, coffa trong biện pháp thi công giằng móng phải được nghiệm thu trước khi đổ bê tông, xét đến tất cả các lực tác dụng (do máy móc phục vụ cho việc đổ bê tông gây ra như đầm dùi, ống bơm…) khi đổ bê tông vào thép và coffa phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí thép hay gây nở cho coffa làm cho cấu kiện bị biến dạng, sai lệch so với thiết kế đề ra. Trước khi đổ phải kiểm tra kỹ lưỡng, kịp thời bịt kín các khe hở giữa coffa với nhau tránh tình trạng bê tông chảy nước hoặc bị bục coffa khiến bê tông chảy ra ngoài. kiểm tra các cục kê đảm bảo lớp bảo vệ bê tông. Vệ sinh sạch sẽ phần bên trong và bên ngoài cấu kiện đổ bê tông không để sót vật nào trong ngoài cấu kiện vì khi đổ rồi sẽ không lấy ra được.
– Vạch cốt cao độ là phần kết nối các mảng bê tông với nhau, cốt nền của khối đổ theo yêu cầu thiết kế của biện pháp thi công giằng móng. Chuẩn bị mặt bằng tạo khoảng không thao tác, đường vận chuyển từ nơi trộn đến nơi đổ sao cho thuận lợi nhất, bê tông được vận chuyển tới là đổ liên tục không được gián đoạn nếu không sẽ ảnh hưởng đến cường độ cũng như độ liên kết của bê tông với kết cấu thép.
– Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị đổ bê tông như đầm bê tông, xẻng để xúc, hiện nay nhiều công trình thực hiện đổ bê tông vào ban đêm phải chuẩn bị hệ thống chiếu sáng phục vụ cho công tác đổ bê tông trong quá trình thực hiện biện pháp thi công giằng móng
– Bố trí lực lượng nhân công và giám sát trực tiếp từ đầu đến cuối trong quá trình thi công.

Hình ảnh 9: Biện pháp thi công giằng móng

Hình ảnh 9: Biện pháp thi công giằng móng

4- Tháo COFFA và bảo dưỡng móng- Biện pháp thi công giằng móng.

Bước cuối cùng là bước hoàn thiện của biện pháp thi công giằng móng, đối với bước hoàn thiện này chủ yếu là chăm sóc sau khi đã hoàn thiện phần đổ bê tông. Đảm bảo cho công trình đạt được tiêu chuẩn về kỹ thuật xây dựng, và gồm một số điều cần làm như sau:

Hình ảnh 10: Biện pháp thi công giằng móng hiện đại

Hình ảnh 10: Biện pháp thi công giằng móng hiện đại

– Bảo dưỡng bê tông giai đoạn đầu sẽ bắt đầu ngay sau khi bề mặt bê tông đã đủ cứng, không bị vỡ và việc bảo dưỡng phải tiến hành liên tục trong 12 giờ.
– Bề mặt bê tông phải luôn giữ ẩm bằng cách tưới nước lên hoặc dùng vật liệu giữ nước phủ lên bề mặt để giữ cho bê tông luôn được ẩm. Vì lớp bê tông khá dày nên nó bị khô bề mặt trước và bên trong chưa thể khô được thì mặt bê tông sẽ bị nứt.
– Chỉ được tháo dỡ coffa khi cường độ bê tông đạt yêu cầu theo quy phạm thi công và nghiệm thu. Khi tháo coffa không được làm chấn động và rung ảnh hưởng kết cấu bê tông. Ngay sau khi tháo coffa phải kiểm tra sửa chữa vá lại tất cả các khuyết tật như vỡ, nứt, nẻ.

Bên cạnh đó các bạn có thể tham khảo thêm: Các mẫu ban công cổ điển tạo điểm nhấn cho công trình biệt thự nhà thêm đep, độc, lạ

Mọi thắc mắc, tư vấn liên hệ trực tiếp: 0988030680

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...