Hướng dẫn quy trình bảo dưỡng bê tông

Hiện nay, bê tông được sử dụng đại trà trong rất nhiều công trình xây dựng mau biet thu dep. Ngoài những tiêu chuẩn về mặt kết cấu, kỹ thuật thì quá trình thi công trong thực tế gặp phải rất nhiều phát sinh mà chủ đầu tư cần phải biết và xử lý đúng cách. Quy trình bảo dưỡng bê tông được rất nhiều chủ nhà quan tâm tìm hiểu. Vậy bạn có hiểu được tầm quan trọng của bảo dưỡng bê tông hay không? Khi nào cần bảo dưỡng bê tông và những bước quan trọng để bảo dưỡng bê tông đúng cách? Câu trả lời sẽ có ở dưới đây:

Bảo dưỡng bê tông là gì?

Bảo dưỡng bê tông là việc thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thủy hóa của xi măng, quá trình đông kết và hóa cứng của bê tông. 

Bảo dưỡng bê tông là gì

Bảo dưỡng bê tông là gì?

 

Tầm quan trọng của việc bảo dưỡng bê tông.

Có một thực tế rằng: Sau khi đổ bê tông xong xuôi, chủ nhà thường cho đơn vị thi công nghỉ ngơi xả hơi. Tuy nhiên, nhiều chủ nhà vẫn chưa lường trước được những nguy cơ có thể nói là từ trên trời rơi xuống nếu như không bảo dưỡng bê tông đúng cách. Vậy thì bê tông sau khi đổ xong có thể gặp những rủi ro nào ảnh hưởng đến chất lượng bê tông cũng như chất lượng chung của toàn bộ công trình? Yếu tố có thể nói tác động nhiều nhất đó chính là thời tiết: trời nắng gắt, trời mưa,... hoặc thời gian chưa đủ để bê tông đông cứng.... Đều là những nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Nếu như không được bảo dưỡng đúng cách, đa số bê tông sẽ nhanh chóng bị nứt, đặc biệt là bê tông mái. 

Bảo dưỡng bê tông

Bê tông chỉ đạt chất lương tốt nếu như nó được ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm. Do đó bê tông cần được dữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ. Việc bảo dưỡng bê tông không chỉ giúp chủ  nhà an tâm về chất lượng công trình, bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật.

Quy trình bảo dưỡng bê tông- Kỹ thuật bảo dưỡng bê tông cần phải biết.

Để bê tông có chất lượng tốt nhất, chủ nhà nên áp dụng các kỹ thuật sau đây, hầu hết đều là những công việc khá đơn giản và dễ dàng thao tác thực hiện, do đó càng không nên xem nhẹ công đoạn bảo dưỡng :

- Bê tông mới được đổ xong phải được che để không ảnh hưởng bởi mưa nắng và được giữ ẩm thường xuyên. 

- Khi thời tiết khô hoặc nóng, sau khi đổ bê tông xong cần đổ ngay lên mặt bê tông 1 lớp giữ độ ẩm như bao tải thấm nước hoặc cát ẩm...

- Tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho bê tông. Thời gian tưới nước và số lần tưới nước trong ngày phụ thuộc vào từng loại bê tông và điều kiện môi trường thi công. 

* Cách phun nước và ngâm nước giữ độ ẩm cho bê tông

+ Phun nước vào cốp pha gỗ được xem là cách giữ ẩm năng suất nhất, cần phải phun đều không để sót bất cứ diện tích nào. Nếu không sẽ gây ra hiện tượng khô nứt nẻ rạn chân chim trên diện tích phun nước tia nhỏ liên tiêp theo chu kỳ không đổi. 

Chu kỳ phun nước cũng cần phải đều đặn . Phun nước dạng tia nhỏ liên tiếp cung cấp hơi ẩm thường xuyên thì tốt hơn là phun nước ào ào nhưng lại có thời kỳ khô ngăn cách giữa hai đợt phun. Nhiều trường hợp khi đổ bê tông xong gặp trời mưa có thuân tiện là tạo độ ẩm , tuy nhiên nếu sau đó nắng lên luôn thì thì cần bổ sung thêm nước nhanh bởi khi đó hơi nước bốc lên khá mạnh. 

+ Chú ý khi đổ bê tông mái, sàn có mặt phẳng tiện lợi , nên xây dựng 1 hàng gạch be bờ để ngâm nước xi măng . Sau 1 giờ, khuấy đều xi măng trong nước bằng chổi vì các hạt xi măng nặng có khuynh hướng đọng lại 1 chỗ.

+ Tưới nước liên tục trong tuần đầu sau khi mới đổ bê tông.  Nếu trong vòng 2 ngày sau khi đổ bê tông xong mà gặp phải trời mưa thì phải tiến hành che chắn , không đẻ mưa rơi trực tiếp làm rỗ bề mặt bê tông.

+ Trong 1 tuần đầu, ban ngày cứ cách 3 giờ lại tưới nước bê tông 1 lần. Ban đêm tưới ít nhất 1 lần. Từ 14 đến 18 ngày, nên tưới vào buổi sáng sớm khoảng 3 lần.  Việc bảo dưỡng phải tiến hành đều đặn và thường xuyên đầy đủ ít nhất trong vòng 1 tuần sau khi đổ bê tông.

Sau khi bê tông đã ninh kết , nên phủ lên bề mặt bê tông 1 lớp cát mạt cưa, bèo, hoặc tốt nhất là vỏ bao xi măng nhằm giữ độ ẩm cho toàn khối bê tông.

Ngoài ra, một cách khá tốt để bảo dưỡng bê tông chính là giữ nguyên cốp pha không tháo dỡ để tăng cường lượng hơi ẩm . Ván cốp pha cần được tưới đẫm nước 

Vậy khi nào mới được tháo dỡ cốp pha?

Bảo dưỡng bê tông 4

Khi nào tháo dỡ cốp pha?

Tháo dỡ cốp pha phải bảo đảm các yếu tố sau:

+ Chỉ tháo dỡ cốp pha khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền vật liệu để ổn định kết cấu . Trên nhiệt độ bình thường ( từ 20- 30 độ C) thì khoảng 3- 4 tuần có thể tháo dỡ được cốp pha hoặc có thể để thời gian lâu hơn càng tốt cho bê tông. 

+ Nếu tháo dỡ cốp pha quá sớm sẽ gây nên những hậu quả như sụp đổ cấu kiện. Trường hợp bắt buộc phải tháo dỡ cốp pha sớm thì phải tiếp tục chống đỡ các cấu kiện như sàn, dầm, dầm cái bằng kim loại hoặc chống gỗ. 

Toàn bộ quá trình bảo dưỡng bê tông khá đơn giản, không quá cầu kỳ và tốn nhiều công sức, tuy nhiên bạn nên áp dụng đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất cho toàn bộ công trình của gia đình mình.

Chúng tôi hy vọng với các hướng dẫn, gợi ý trên bạn sẽ có được những kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế!
Chúc bạn thành công!

Bài viết cùng chủ đề: hình ảnh nhà cấp 4 mái ngói, ....

Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn thiết kế vui lòng liên hệ: 

Hotline: 0988 030 680

Nguồn: http://kinhnghiemxaynha.info/Huong-dan-quy-trinh-bao-duong-be-tong-3428-c.aspx

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...