Tìm hiểu về kết cấu móng băng nhà 3 tầng và quá trình thi công

Kiến trúc biệt thự 3 tầng đẹp khi có kết cấu móng bền và vũng chắc. Khi đó rất nhiều người không biết nên chọn loại móng nào cho phù hợp với nền đất của nhà mình. Hiện nay móng công trình có rất nhiều loại phù hợp với từng nền đất: móng đơn, móng bè, móng băng hay kể cả móng cọc. Đối với những công trình lớn từ hai tầng trở lên nên dùng móng băng, kết cấu móng băng nhà 3 tầng sẽ đủ lực để chịu tải công trình phía trên. Móng băng thường có hình dạng một dải dài, nó có thể độc lập hoặc giao cắt với nhau tạo thành hình chữ thập. Chức năng của móng băng là để đỡ cho tường hoặc toàn bộ hệ thống cột của ngôi nhà. Khi thi công móng băng đó chính là việc đào móng quanh khuôn viên của công trình, hay đào móng song song với nhau cũng trong khuôn viên đó. Trong nhiều công trình thiết kế biệt thự đẹp từ 1 tầng trở lên hầu như kiến trúc sư đều thiết kế cho ngôi nhà sử dụng móng băng. Bởi móng băng phương thức chịu lực rất đặc biệt, lực tác động lên móng băng được chia đều ra và không tập chung ở bất kì một vị trí nào. Vì vậy móng băng là lựa chọn số một cho mọi công trình

Cấu tạo, kết cấu móng băng nhà 3 tầng và cách thi công móng băng

Hình ảnh 1: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng vững chắc

Hình ảnh 1: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng vững chắc

Cấu tạo- kết cấu móng băng nhà 3 tầng

- Kết cấu móng băng nhà 3 tầng được thiết kế tỷ mỷ bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối kiến cố. Nhờ vào sự liên kết giữa các thanh thép ngang mới tạo nên một hệ thống móng vững chắc và đúng quy trình kỹ thuật thi công.

- Đầu tiên là lớp bê tông lót dày 100mm. Với lớp bê tông lót này thì càng dày càng có lợi cho công trình, lớp đầu tiên là tránh việc tiếp xúc của thép với mặt đất vì đất khả năng kết dính với bê tông là không cao có thể bị sạt lún gây ra hiện tượng móng bị xô lệch không đúng kích thước yêu cầu kỹ thuật.

- Kích thước bản móng phổ thông của kết cấu móng băng nhà 3 tầng: (900-1200)x350 (mm).

- Kích thước dầm móng phổ thông trong thi công kết cấu móng băng nhà 3 tầng được đề xuất với kích thước như sau: 300x(500-700) (mm).

- Thép bản móng phổ thông: Φ12a150.

- Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150.

Tất cả số liệu được đưa ra là con số phổ biến được thống kê theo số đông thiết kế. Còn khi bạn thiết kế công trình kiến trúc ......... thì nên chọn kích thước phù hợp với diện tích đất và theo thiết kế của kiến trúc sư. Và vật liệu thép được sử dụng cho phần móng băng phải là loại thép chống gỉ cao cấp nhất, vì nó là hệ thống chịu toàn bộ lực từ trên tác động xuống.

Trong xây dựng, móng băng có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Các loại móng này được sử dụng một cách rất linh hoạt tạo nên sự đa sạng trong thiết kế và thi công kết cấu móng băng nhà 3 tầng.

Hình ảnh 2: Chi tiết kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Hình ảnh 2: Chi tiết kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Thi công móng băng hiệu quả- kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Để có được một bản kết cấu móng băng nhà 3 tầng hoàn chỉnh thì sẽ phải trải qua các bước làm việc nghiêm ngặt, trong thi công không thể bỏ qua bất cứ một bước nào và không được đốt cháy giai đoạn, nó bao gồm:

  1. Giải phóng mặt bằng - Công tác chuẩn bị
  2. San lấp mặt bằng - Công tác đất
  3. Công tác cốt thép
  4. Công tác cốp pha
  5. Công tác bê tông

Hình ảnh 3: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Hình ảnh 3: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng

- Giải phóng mặt bằng là việc đầu tiên phải làm trong quá trình thi công kết cấu móng băng nhà 3 tầng, công việc đòi hỏi phải làm sạch toàn bộ khu vực chuẩn bị thi công. Mặt bằng sẽ được sử dụng cho cả việc để nguyên vật liệu như cát, sỏi, đá, xi măng,.... máy móc hỗ trợ thi công, tất cả phải được sắp xếp gọn gàng và không để lẫn lộn vào nhau. Công tác chuẩn bị cũng ảnh hưởng đến chất lượng của kết cấu móng băng nhà 3 tầng, ảnh hưởng đến cả việc có đạt tiêu chuẩn chịu tải trọng của công trình sau này không.

- San lấp mặt bằng hay công tác đất trong quy trình thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng sẽ được tiến hành dọn dẹp khu đất sẽ xây dựng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi công. Đất tại khu vực đó cũng được xử lí một cách bài bản như sau:

  •  Xác định trục công trình trên mặt bằng khu đất dựa theo bản thiết kế có sẵn, công việc đòi hỏi kỹ sư có tay nghề cao tránh việc đánh dấu nhầm hoặc sai vị trí.
  •  Đào móng theo trục công trình đã được xác định.
  •  Dọn sạch khu vực móng vừa đào, đảm bảo cho khu vực kết cấu móng băng nhà 3 tầng trong điều kiện khô ráo nhất (hút nước nếu xuất hiện nước dưới phần hố móng).

Hình ảnh 4: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng kiên cố

Hình ảnh 4: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng kiên cố

- Công tác cốt thép của quá trình thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng được tổ chức thực hiện linh hoạt, thép có thể được lắp ghép tại khu vực thi công hoặc được làm ở bên ngoài rồi mới vận chuyển đến chỗ cần thi công. Mặc dù làm ở bất cứ chỗ nào thì thép vẫn phải được lắp đặt theo yêu cầu kỹ thuật. Bên cạnh đó thép phải đáp ứng được các yêu cầu về độ bền, độ dẻo, tránh sử dụng thép bị gỉ và giòn. Vì phần móng thường phải uốn nắn rất nhiều chi tiết phù hợp với hình dạng của công trình. Thép được gia công bởi các bước sau đây: 

  • Gia công thép theo đúng yêu cầu kĩ thuật
  • Lót gạch hoặc bê tông để tạo khoảng trống với phần đất nền móng.
  • Đặt các bản kê lên phía trên bê tông (gạch) lót.
  • Đặt thép móng băng
  • Đặt thép dầm móng
  • Đặt thép chờ cột 

- Công tác cốp pha trong kết cấu móng băng nhà 3 tầng hay bất kì một công trình biệt thự 3 tầng cổ điển, 2 tầng cổ điển nào cũng đều được đặt theo lưới thép định trước. Lắp đặt hệ thống ván khuôn cho quá trình đổ bê tông nền móng. Ván khuôn được lựa chọn phải phù hợp với từng loại móng và đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật trong quá trình thi công. Cốp pha được ghép khíp chặt vào với nhau và dùng đinh hoặc ốc vít bắt chặt lại. Tránh việc bị bung ván khuôn khi đang đổ bê tông, ván khuôn phải thiết kế chịu đưuọc lực khi dầm sàn bằng máy. Các thanh chống lên thành đất phải được kê trên những tấm gỗ dày ít nhất 4cm nhằm làm giảm lực xô ngang khi tiến hành đổ bê tông. Khi lắp cốp pha tim móng và cột phải luôn được định vị và xác định được cao độ.

Hình ảnh 5: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng hiện đại

Hình ảnh 5: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng hiện đại

- Khâu cuối cùng trong thiết kế kết cấu móng băng nhà 3 tầng là quá trình đổ bê tông nó đòi hỏi sự cẩn thận để đảm bảo chất lượng của móng công trình. Bê tông thi công móng phải được trộn đúng quy cách, thời gian cũng như đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng. Tỷ lệ đá, cát và sỏi dùng để trộn bê tông phải đảm bảo có chọn lọc đúng kích cỡ hạt cho chất lượng bê tông ra tốt hơn và không có bong bóng trong lỗ rỗng bê tông thành phẩm. Nếu công trình móng băng to có thể sử dụng bê tông trộn sẵn để thi công tránh được việc đổ bê tông không bị ngắt quãng. Bê tông được đổ đều có máy đầm để toàn bộ phần móng có đủ bê tông và sẽ không bị rỗng ở bất cứ vị trí nào.

Trong quá trình thi công móng băng, cần tránh để cho hố móng bê tông bị ngập nước. Bê tông ngập nước sẽ làm giảm chỉ tiêu chất lượng, làm tính liên kết của vữa xi măng giảm sút nghiêm trọng. Khi thi công xong phải thường xuyên giám sát che chắn kỹ càng, kiểm tra các góc nối cốp pha xem có bong nứt hay không, nếu có phải được xử lý ngay nếu không hình dạng của móng sẽ bị biến dạng, sai kích thước ảnh hưởng đến kết cấu móng băng nhà 3 tầng.

Hình ảnh 6: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Hình ảnh 6: Kết cấu móng băng nhà 3 tầng

Những điều cần tránh trong suốt quá trình thi công kết cấu móng băng nhà 3 tầng

- Khảo sát địa chất không kỹ

- Thiết kế không phù hợp

- Thi công không đảm bảo

- Chất lượng nguyên vật liệu kém

- Nhà thầu thiếu kinh nghiệm

- Lơ là giám sát quá trình thi công

Xem thêm: Những thông tin về kinh nghiệm đổ mái bạn cần biết

Liên hệ tư vấn thiết kế nhà ở: 0988030680

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...