Bạn đang có ý định xây nhà? Bạn đang lo lắng về việc nền móng yếu sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình? Bạn hãy bỏ qua nỗi lo đó đi vì hôm nay chúng tôi mang đến cho bạn những phương pháp khắc phục điểm yếu đó. Đây là những cách làm hết sức đơn giản và dễ dàng để khắc phục được vấn đề của nền móng yếu. Vậy còn chờ gì mà không khám phá ngay cách làm đơn giản này trong mùa xây dựng sắp tới.
Để có mau biet thu dep mang đến cho gia chủ cảm giác thoải mái khi sinh hoạt thì ngoài ngoại thất, nội thất thì còn có yếu tố phần móng nhà. Nếu như có phần móng nhà tốt thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm, thoải mái khi sinh sống. Chính vì vậy mà khi thiết kế phần móng luôn được chú ý.
Lưu ý khi thi công móng nhà trên nền đất yếu
Để có thể xử lý được móng nhà trên nền đất yếu phụ thuộc vào các yếu tố như: Đặc điểm công trình, đặc điểm của nền đất... Với từng điều kiện cụ thể mà người thiết kế đưa ra các biện pháp xử lý hợp lý. Hiện nay có 3 phương pháp xử lí đơn giản và được áp dụng rộng rãi trong xây dựng.
1. Các biện pháp xử lý về kết cấu công trình
Với biện pháp xử lí về mặt kết cấu bên trong các thiết kế nhà đẹp quý vị nên lưu ý những điều sau đây. Thứ nhất kết cấu công trình có thể bị phá hỏng cục bộ hoặc hoàn toàn do các điều kiện biến dạng không thỏa mãn: Lún hoặc lún lệch quá lớn do nền đất yếu, sức chịu tải bé. Mà tất các yếu tố đó đều do nền móng yếu nhưng chúng ta chưa quan tâm đến gây nên.
Các biện pháp khắc phục nền móng yếu khi xây dựng
Ngày nay nhiều gia chủ thường dùng các biện pháp sau để giảm áp lực tác dụng lên mặt nền hoặc làm tăng khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Đó là những biện pháp về mặt kết cấu công trình.
Đầu tiên là dùng vật liệu nhẹ và kết cấu thanh mảnh, nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng chịu lực của công trình nhằm mục đích làm giảm trọng lượng bản thân công trình, tức là giảm được tĩnh tải tác dụng lên móng. Đây cũng chính là cách làm đơn giản và được áp dụng khá nhiều trong các bản thiết kế biệt thự đẹp hiện nay.
Cách thứ 2 đó là chúng ta sẽ làm tăng sự linh hoạt của kết cấu công trình kể cả móng bằng cách dùng kết cấu tĩnh định hoặc phân cắt các bộ phận của công trình. Dể làm được điều này chúng ta dùng các khe lún để khử được ứng suất phụ phát sinh trong kết cấu khi xảy ra lún lệch hoặc lún không đều. Đây được xem là cách lấy độc trị độc dùng khe lún để hoá giải việc lún không đều
Cách cuối cùng trong phương pháp này chính là làm tăng khả năng chịu lực cho kết cấu công trình để đủ sức chịu các ứng lực sinh ra do lún lệch và lún không đều. Và cách này được thực hiện thông qua các đai bê tông cốt thép để làm tăng khả năng chịu ứng suất kéo khi chịu uốn, đồng thời có thể gia cố tại các vị trí dự đoán xuất hiện ứng suất cục bộ lớn. Có thể nói với những cách làm trên đây sẽ tạo giúp phần kết cấu công trình trở nên vững chắc, khắc phục được vấn đề nền móng yếu khi xây dựng.
2. Các biện pháp xử lý móng nhà khi gặp nền đất yếu.
Khi bạn xây nhà và bắt đầu gặp tình trạng nền đất yếu thì bạn có thể dùng các biện pháp xử lí móng sau. Đây cũng chính là những cách đơn giản và cũng rất dễ thực hiện trong mùa xay dựng sắp tới.
Những biện pháp khắc phục tình trạng nền móng yếu khi xây dựng
Đối với phương pháp này chúng ta có thể thực hiện 1 số cách sau để khắc phục hiện tượng nền móng yếu.
Đầu tiên là thay đổi chiều sâu chôn móng nhằm giải quyết sự lún và khả năng chịu tải của nền. Bởi khi chúng ta tăng chiều sâu chôn móng cũng tức là làm tăng trị số sức chịu tải của nền đồng thời làm giảm ứng suất gây lún cho móng nên giảm được độ lún của móng. Mặt khác khi tăng độ sâu chôn móng, có thể đặt móng xuống các tầng đất phía dưới chặt hơn, ổn định hơn. Tuy nhiên việc tăng chiều sâu chôn móng các bạn phải cân nhắc thật kỹ giữa 2 yếu tố kinh tế và kỹ thuật bởi đây là 2 yếu tố trái ngược nhau nên rất khó để có thể vừa kinh tế ít mà lại có kỹ thuật tốt được
Thứ hai là bạn có thể thay đổi kích thước và hình dáng móng sẽ có tác dụng thay đổi trực tiếp áp lực tác dụng lên mặt nền, và do đó cũng cải thiện được điều kiện chịu tải cũng như điều kiện biến dạng của nền. Khi tăng diện tích đáy móng thường làm giảm được áp lực tác dụng lên mặt nền và làm giảm độ lún của công trình. Đây cũng là lí do vì sao có nhà lại sử dụng móng cọc, có nhà lại dùng móng băng và có nhà lại dùng móng đơn... Bởi điều này phụ thuộc vào địa chất nơi bạn định xây nhà sẽ quyết định. Tuy nhiên đất có tính nén lún tăng dần theo chiều sâu thì biện pháp này không hoàn toàn phù hợp.
Cuối cùng là cách thay đổi loại móng và độ cứng của móng cho phù hợp với điều kiện địa chất công trình. Như đã nói ở trên diejn tích đáy móng cũng có thể quyết định đến việc lựa chọn loại móng khi xây dựng. Chính vì vậy mà căn cứ vào loại địa chất mà bạn có thể thay móng đơn bằng móng băng, móng băng giao thoa, móng bè hoặc móng hộp. Bởi có thể các loại móng đó bạn rất thích và nghĩ sẽ hợp với ngôi nhà và lại tiết kiệm kinh tế nhưng khi khảo sát địa chất thì lại nhận được lời khuyên nên thay đổi loại móng để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà.
Nếu như bạn sử dụng móng băng mà vẫn xảy ra hiện tượng biến dạng khá lớn thì cần tăng thêm khả năng chịu lực cho móng. Hoặc tăng thêm độ cứng của móng bản, bởi móng băng càng lớn thì biến dạng bé và độ lún sẽ bé. Ngoài ra bạn có thể sử dụng biện pháp tăng độ dày móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ cứng kết cấu bên trên, bố trí các sườn tăng cường khi móng bản có kích thước lớn. Điều này cũng góp phần làm móng nhà trở nên khoẻ hơn tránh được hiện tượng lún không đều.
3. Các biện pháp xử lý nền trong việc khắc phục nền móng yếu
Nếu như 2 phương phá trên được sử dụng khá rộng rãi thì phương pháp xử lý nên lại được dùng khá ít. Phương pháp xử lý nền ở đây chính là việc thay nền tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi kinh tế và thời gian thi công lâu dài. Nhưng phương pháp này có thể áp dụng trên tất cả các loại địa chất.
Phương pháp thay nền là phương pháp các nhà thầu thay một phần hoặc toàn bộ nền đất yếu trong phạm vi chịu lực công trình bằng nền đất mới có tính bền cơ học cao, như làm gối cát, đệm cát. Để khắc phục chi phí cũng như thời gian thi công kéo dài thì phương pháp tahy nền này còn được kết hợp với các phương pháp khác như cơ học, nhiệt học, hoá học, thuỷ lực.
Đối với phương pháp cơ học bạn có thể sử dụng cọc không thấm như cọc tre, cọc cừ tràm, cọc gỗ chắc thường được áp dụng với các công trình dân dụng. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng lưới nền cơ học hoặc các loại đầm động để gia cố nền móng.
Còn với cách dùng nhệt học thì bạn thực hiện như sau: Sử dụng khí nóng trên 8000 để làm biến đổi đặc tính lí hóa của nền đất yếu. Phương pháp này chủ yếu sử dụng cho điều kiện địa chất chưa nhiều đất sét hoặc đất cát mịn. Phương pháp đòi hỏi một lượng năng lượng không nhỏ, nhưng kết quả nhanh và tương đối khả quan.
Đối với cách dùng hoá học để cải thiện nền móng thì bạn có thể tham khảo cách sau. Sử dụng hóa chất để tăng cường liên kết trong đất như xi măng, thủy tinh, phương pháp Silicat hóa… hoặc một số hóa chất đặc biệt phục vụ mục đích điện hóa. Phương pháp xi măng hóa và sử dụng cọc xi măng đất tương đối tiện lợi và phổ biến đây cũng là phương pháp mà hiện nay được dùng chủ yếu không phân biệt vùng miền.
Cuối cùng là phương pháp thuỷ lực, đây được coi là phương pháp mà các gia chủ ở những nơi trũng thấp hoặc xây nhà trên nền ao hồ thường xuyên sử dụng. Đây là nhóm phương pháp lớn như là sử dụng cọc thấm, lưới thấm, sử dụng vật liệu composite thấm, bấc thấm, sử dụng bơm chân không, sử dụng điện thẩm. Các phương pháp phân làm hai nhóm chính, nhóm một chủ yếu mang mục đích làm khô đất, nhóm này thường đòi hỏi một lượng tương đối thời gian và còn khiêm tốn về tính kinh tế. Nhóm hai ngoài mục đích trên còn muốn mượn lực nén thủy lực để gia cố đất, nhóm này đòi hỏi cao về công nghệ, thời gian thi công giảm đi và tính kinh tế được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên đây là phương pháp khá tốn kém cũng như phải mất 1 thời gian dài để có thể thấy được hiệu quả.
Có thể nói mỗi 1 giải pháp mà chúng tôi nêu ra ở trên đều có nhưng ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên đây là những cách rất dễ làm và khá phổ biến trong việc khắc phục nền móng yếu trong xây dựng hiện nay. Nếu như bạn còn có bất kì thắc mắc nào thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn. Bên cạnh những giải pháp này bạn cũng có thể tham khảo thêm những hướng dẫn thi công kết cấu mái ngói của chúng tôi dưới đây.
Liên hệ để được tư vấn tốt nhất Hotline: 0988 030 680
Nguồn: http://kinhnghiemxaynha.info/Cac-bien-phap-xu-ly-mong-nha-doi-voi-nen-dat-yeu-truoc-khi-xay-dung-3474-c.aspx