Hướng dẫn cách thi công mái ngói - Kết cấu mái ngói đẹp

Trong những thiết kế mau biet thu dep hiện nay bạn dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện của những mẫu mái thái đủ kiểu dáng, màu sắc. Có lẽ đây là loại mái ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt. Hơn nữa mái ngói không chỉ có tác dụng bao che cách nhiệt, giữ nhiệt, chống thấm thì còn có 1 nhiệm vụ rất lớn đó chính là đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà. Chính vì vậy mà mái ngói ngày càng được nhiều gia chủ quan tâm về kết cấu cũng như cách lợp để có vẻ bắt mắt nhất.

Kết cấu mái ngói hiện nay

Kết cấu mái ngói hiện nay

Kết cấu mái ngói trong những thiết kế biệt thự đẹp là kết cấu bao che và kết cấu chịu lực.

- Kết cấu bao che có nhiệm vụ chính là chống thấm, chống dột, che mưa, chắn nắng và cách nhiệt, giữ nhiệt, cách âm đồng thời với khả năng chống cháy, chống tác hại của các loại khí. Kết cấu bao che gồm có lớp lợp và kết cấu đỡ lớp lợp. Lớp lợp có thể dùng các loại ngói, gỗ, tấm lợp lớn như phibrô ximăng, tôn.... Có thể nói đây chính là phần phô ra vẻ đẹp, tính thẩm mĩ của ngôi nhà.

- Kết cấu chịu lực có yêu cầu đảm bảo chịu lực dưới tác động của tải trọng bản thân, tải trọng lớp lợp và kết cấu đỡ tấm lợp. Đồng thời kết cấu chịu lực phải đảm bảo chịu lực dưới tác động của tải trọng động như sức gió, mưa trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của nước ta. Kết cấu chịu lực bao gồm các hệ dầm, dàn vì kèo, xà gồ với cầu phong, litô hoặc các tấm toàn khối hay lắp ghép lại với nhau. Kết cấu chịu lực có thể được làm bằng các loại vật liệu gỗ, thép, bêtông cốt thép. Hiện nay có 2 loại kết cấu chịu lựa được sử dụng nhiều đó là sử dụng khung thép và đổ bê tông cốt thép. Bởi gỗ có nhược điểm là chi phí đắt, dễ bị cong vênh, mối mọt theo thời gian nên ngày càng ít gia chủ sử dụng.

Ưu và nhược điểm của kết cấu đổ bê tông và kết cấu vỉ kèo

Để có thiết kế nhà đẹp thì bạn cũng nên lưu ý đến ưu và nhược điểm của từng loại kết cấu. Từ đó sẽ có lựa chọn chính xác để có ngôi nhà đẹp và đảm bảo độ an toàn.

Cách đặt kết cấu mái ngói nhà đẹp

Cách đặt kết cấu mái ngói nhà đẹp

Kết cấu chịu lực bằng bê tông đúc nghiêng sau đó dán ngói lợp nhà lên thì sẽ tạo trọng lượng khá lớn cho toàn bộ mái nhà, vì ngoài lớp ngói còn có thêm lớp bê tông, bao gồm cả dầm, tấm sàn… từ đó tạo áp lực không nhỏ cho kết cấu của công trình. Hơn nữa phương pháp đúc bê tông rồi dán ngói cũng sẽ tạo nên hiện tượng lưu nhiệt giữa 2 lớp kết cấu, làm cho không gian nội thất vì thế sẽ nóng hơn trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khó hạ nhiệt một khi bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nhất là trong những ngày mùa hè.

Một nhược điểm nữa của phương pháp này là do mái bê tông có diện tích bề mặt rộng, sở hữu tính chất dễ co ngót trước sự thay đổi của thời tiết nên dễ gây ra hiện tượng thấm, dột. Ngoài ra với mái ngói kiểu này. không những mất thời gian thi công do kết cấu phức tạp, mà còn gây mất thời gian khi sửa chữa, xử lý chống thấm sau một thời gian sử dụng. Chính vì vậy mà loại kết cấu này không được lựa chọn nhiều bằng kết cấu vỉ kèo truyền thống.

Kết cấu mái ngói theo kiểu vỉ kèo truyền thống

Kết cấu mái ngói theo kiểu vỉ kèo truyền thống

Không mang vẻ nặng nề như kết cấu mái đổ bê tông và cũng không có chi phí đắt như vỉ kèo gỗ mà kết cấu vỉ kèo khung thép nhẹ lại mang đến lựa chọn mới cho gia chủ. Các hệ sắt hộp, thép mạ thì những ưu điểm mang đến là phần mái có khối lượng nhẹ hơn hẳn. Mặt khác sự liên kết của các viên ngói trên giàn không phải thông qua phương pháp dán lên trên tấm bê tông nên có thể co giãn theo sự thay đổi của thời tiết, không gặp hiện tượng nứt như phương pháp đổ bê tông. Quá trình thi công cũng đơn giản hơn rất nhiều, khi cần sửa chữa cũng rất nhanh chóng vì chỉ cần gỡ viên ngói ra để thay thay vì phải đục. Sử dụng mái ngói đơn thuần cũng tạo sự mát mẻ hơn do không có hiện tượng lưu bí nhiệt do không có 2 lớp kết cấu

Chính vì những ưu điểm đó mà ngày nay nhiều gia chủ lựa chọn kết cấu vỉ kèo bằng sắt cho phần mái nhà của mình. Khi đã có kết cấu chịu lực thì kết cấu bao che chính là phần tiếp theo mà chúng tôi đề cập đến. Phần kết cấu bao che được tạo nên từ hàng ngàn viên ngói được lựa chọn rất kỹ. Ngày nay cũng có rất nhiều loại ngói cho bạn lựa chọn như ngói truyền thống, ngói thái... bên cạnh đó là hình dạng của các loại ngói từ dạng sóng to đến sóng nhỏ rồi từ ngói ría đến ngói đuôi...

Cách lợp ngói trong mái ngói truyền thống

Lợp ngói được cho là công đoạn dễ nhất bởi người thợ chỉ việc dùng những viên ngói lắp ráp lại với nhau để tạo độ che phủ cho ngôi nhà. Hơn nữa các viên ngói này phải có sự liên kết với nhau theo 1 quy chuẩn nhất định. Đó chính là nguyên tắc đơn giản nhưng bất di bất dịch.

Đối với mái nhà có độ dốc từ 300 đến 400 ngói chồng lên nhau tối thiểu là 10cm và chiều dài mái không vượt quá 10m tính từ đỉnh xuống. Bởi như vậy sẽ tạo sự gắn kết khó bị lật khi có những trận gió lớn. Đối với các mái ngói có độ dốc từ 450 trở lên, ngói chồng lên nhau tối thiểu 8cm và ngói phải được cố định một cách chắc chắn bằng đinh vít. Với những lưu ý như vậy khi thực hiện đúng thì chắc chắn bạn sẽ có 1 mái nhà vững chãi đủ sức đương đầu với các hiện tượng tự nhiên.

Có thể nói những kiến thức xung quanh mà chúng tôi mang đến cho quý vị trong ngày hôm nay chính là những điều cơ bản tuy nhiên không phải ai cũng biết. Chính vì thế mà chúng tôi tin rằng quý vị sẽ cảm nhận được những điều hữu ích sau khi đọc bài chia sẻ này. Và nếu như bạn muốn có thêm những thông tin liên quan đến lĩnh vực xây dựng thì hãy tham khảo ngay bài viết những kinh nghiệm xây nhà cần biết để biết cách tạo ngôi nhà đẹp cho riêng mình nhé

Liên hệ để được tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm Hotline: 0988 030 680

Nguồn: http://kinhnghiemxaynha.info/Huong-dan-cach-thi-cong-mai-ngoi---Ket-cau-mai-ngoi-dep-3472-c.aspx

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...