Những kinh nghiệm xây nhà ở mà bạn cần phải biết phần 1

Trước khi bắt tay vào xây dựng ngôi nhà đẹp hay mẫu biệt thự đẹp thì các gia chủ thường có tâm lý là đi hỏi về kinh nghiệm của những người đi trước. Kinh nghiệm đó có thể là lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế nào thì yên tâm, hay lựa chọn nhà thầu nào để họ thi công đảm bảo rồi cả lựa chọn những đơn vị cung cấp vật liệu tốt và giá hợp lí nữa. Có thể nói tất cả những gì xoay quanh ngôi nhà đều được hỏi rất kỹ càng, biết được mong muốn đó của các gia chủ chúng tôi xin chia sẻ đến quý vị những kinh nghiệm được đúc rút từ hàng trăm công trình của chúng tôi.

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn những kinh nghiệm trong việc định hình bản vẽ thiết kế, cách lựa chọn nhà thầu. Cũng như cách thi công phần thô và hoàn thiện để có ngôi nhà đẹp, đầu tiên là bản vẽ thiết kế

Vậy tại sao lại cần có bản vẽ thiết kế và bản vẽ thiết có tầm quan trọng ra sao trong xây dựng?

kinh nghiệm trong thiết kế và xây dựng nhà ở

kinh nghiệm trong thiết kế và xây dựng nhà ở

Ngày nay chúng ta không còn giữ quan niệm là xây nhà phải biết góp nhặt những đặc điểm đẹp của những mẫu nhà khác nhau nữa. Mà thay vào đó là xây nhà phải có bản vẽ đàng hoàng bởi bản vẽ thiết kế nó định hình căn nhà, cho biết kích thước, kiểu xây, cách bố trí sắp xếp đồ đạc trong nhà 1 cách chi tiết. 

Mặt khác bản vẽ thiết kế còn có phần kết cấu rất chi tiết và được ví như khung xương và là gốc rễ, là bàn chân của con người vậy. Kết cấu của ngôi nhà quyết định độ bền vững của ngôi nhà và với bản vẽ chi tiết thì về lâu dài khi bạn muốn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp ngôi nhà được dễ dàng hơn.

Một điểm nữa khiến bản vẽ thiết kế biệt thự đẹp trở nên quan trọng là bởi dựa vào bản vẽ thiết kế chủ nhà và nhà thầu có thể tính toán, theo dõi chi tiết được khối lượng vật tư được sử dụng vào ngôi nhà, cũng như khối lượng công việc phát sinh tăng giảm trong quá trình xây dựng. Đặc biệt phần móng nhà trong bản vẽ đặc biệt được chú ý bởi đây là phần quan trọng nhất của ngôi nhà.

Tầm quan trọng của mòng nhà

kinh nghiệm trong thiết kế và xây dựng nhà ở

kinh nghiệm trong thiết kế và xây dựng nhà ở

Phần móng nhà được coi là bàn chân con người, là cái gốc cây, với gốc khỏe, cây mới lớn và đứng vững được, con người chỉ có thể đi lại tốt trên đôi bàn chân nếu đôi bàn chân đấy khỏe. Để có được điều đó rất cần sự tính toán phần móng, thép như thế nào, bê tông ra làm sao, chiều cao móng, chiều sâu đặt móng như thế nào. Có như vậy mới đảm bảo độ vững chắc của những thiết kế nhà đẹp cho bạn và những người thân yêu.

Và trong phần móng thì thi công móng luôn được đề cao, hôm nay chúng tôi xin nhắc lại 1 chút về những công việc khi thi công móng

+ Đào đất hố móng

+ San sửa nền hố móng bằng thủ công (Đập đầu cọc nếu có ép cọc)

+ Đổ bê tông lót móng, lót nền vệ sinh, bể nước,..

 

+ Gia công lắp dựng cốt thép đáy móng, cốt thép giằng móng, cốt thép cột chờ, cốt thép đáy bể nước (dầm đáy bể nước nếu có)

+ Gia công lắp dựng ván khuôn đáy móng, ván khuôn giằng móng, cổ cột, đáy, dầm đáy bể nước…

+ Đổ bê tông đáy móng, giằng móng, cột, đáy bể, dầm đáy bể

+ Xây tường móng, tường bể…

+ Trát tường bể nước, bể phốt… chống bể nước, bể phốt.

Đặc biệt trong thi công móng các gia chủ phải rất chú ý đến kỹ thuật thi công móng. Bởi chỉ 1 sai sót nhỏ trong kỹ thuật thực hiện so với bản vẽ thiết kế thì có thể ảnh hưởng rất lón đến móng nhà và cũng cả ngôi nhà.

+ Đầu tiên phải nói đến kỹ thuật đan thép để đổ bê tông. Đây được cho là việc đơn giản nhưng cũng có độ phức tạp với ai không biết. Nên khi đan sắt làm giàng móng thì các gia chủ phải theo thật sát. Khi các nhà thầu hay các tổ đội vào thi công, họ đều tư vấn cách đan thép, nhưng có 1 lưu ý nhỏ, nối thép, mối nói phải sole với nhau, chiều dài nối thép là 3D

+ Công tác ván khuôn được thực hiện bên ngoài các giằng móng. Đây chính là công tác tạo hình, kiến trúc cho phần móng, vì vậy, khi thi công tránh hiện tượng phình cốt pha, vừa gây lãng phí bê tông, vừa mất mỹ quan thẩm mỹ.

+ Một điểm đáng chú ý nữa là trước khi đổ bê tông, chú ý làm sạch mặt bê tông lót, tránh các tạp chất lẫn vào bê tông làm ảnh hưởng đến cường độ chịu lực của kết cấu. Thường nhiều gia chủ rất vội vàng hoặc gần lúc đổ móng rất cuống nên không để ý đến yếu tố này

+ Yếu tố kỹ thuật quan trọng thứ 2 sau đan sắt là việc đổ bê tông: Trong công đoạn này yêu cầu chủ thầy phải đầm kỹ, đầm chặt khi đổ bê tông, không các bọt khí còn lại trong bê tông, gây hiện tượng rỗ mặt bê tông, khiến nước và các hợp chất khác có trong đất và nước chạy vào trong, ăn mòn thép theo thời gian gây yếu kết cấu móng của công trình.

Và sau khi đổ bê tông xong, bạn quan sát mặt bê tông se lại thì đó cũng chính là lúc bạn tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục, đảm bảo độ ẩm bề mặt bê tông để bê tông đạt cường độ tốt nhất. Để đảm bảo cường độ thiết kế của bê tông thì trong thời gian ninh kết bê tông, không nên làm các công tác thi công nặng quá ảnh hưởng đến độ ninh kết của bê tông. Độ phủ bê tông cũng rất quan trọng, yêu cầu với các cấu kiện dầm độ phủ bê tông từ 2-3cm nhé, độ phủ bê tông chính là lớp bảo vệ cốt thép nhé.

 

+ Xây bể: Với bể nước ngầm bạn nên xây tường 200, gạch đặc, trát 02 mặt và được đánh bong chống thấm, tránh hiện tượng thẩm thấu từ ngoài vào làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Bể nước đặt càng xa bể phốt và các công trình thoát nước bẩn khác càng tốt. Với bể phốt, chủ nhà có thể xây tường gạch đặc, tường 110, trát và chống thấm kỹ, tránh bể phốt ngấm ra, ô nhiễm các phần đất xung quanh, ảnh hưởng đến nước sinh hoạt của gia đình sử dụng sau này.

Đảm bảo được những yếu tố này thì gia chủ hoàn toàn có thể yên tâm về việc sở hữu 1 móng nhà chắc chắn và có đủ khả năng chịu lực đối với các không gian bên trên. Sau khi xây xong phần móng nhà thì phần thô chính là yếu tố tiếp theo chúng ta quan tâm đến. Bởi đây mới chính là không gian mà chúng ta sống và sinh hoạt.

Sự quan trọng của phần thô mà không phải ai cũng biết

Nhiều người cho rằng phần thô là phần dễ nhất bởi chỉ cần thực hiện các thao tác như xây gạch lên là xong và có xây xấu thì cũng không ảnh hưởng gì. Vì đó là phàn sẽ được che đi bởi lớp trát, sơn ngoại thất hay gạch ốp lát. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm bởi phần thô chính là tiền đề quan trọng cho tất cả các quy trình, hạng mục, các bước thi công sau này. Phần thô càng tốt, càng chuẩn, càng chính xác thì những phần sau thi công càng thuận tiện, càng tiết kiệm chi phí và thời gian, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến công trình cũng như giảm thiểu chi phí cho gia chủ.

Thi công phần thô phải thật tinh

Thi công phần thô để mà tinh là điều đòi hỏi gia chủ phải có đội ngũ nhà thầu chuyên nghiệp và tay nghề cao. Bởi phần thô cũng cần tinh tế, chỉ cần nhìn vào phần tường bao, hạng mục bê tông hay những phàn tường trát thì phần nào cũng thể hiện được tay nghề của thợ. Một thực tế mà ta rất dễ bắt gặp ở các vị thợ thi công này đó là xây không mấy chú ý về độ phẳng của tường hay độ thừa của bê tông nhưng sau khi đi vào hoàn thiện thì lại dùng gạch ốp hay vật liệu trát để che đi khuyết điểm đó.

Thực ra, thô không hẳn là cái phần bên trong, xấu xí rồi cũng sẽ bị giấu đi, sau những lớp trát, ốp, lát… hay nằm ẩn sâu đâu đó không nhìn thấy. Phần thô hoàn toàn có thể phô diễn với vẻ đẹp khoẻ mạnh, thô mộc, thậm chí là tinh tế của nó. Ta cũng có thể thấy nhiều công trình cổ, công trình cũ xây bằng đá, bằng gạch từ xa xưa, đâu có trát-ốp-lát gì, đâu có vật liệu bọc bề mặt; mà vẫn đẹp kỳ lạ. Hoặc những gia chủ gặp biến cố về tài chính họ không thể hoàn thiện thì với phần thô được trau chuốt thì đó vẫn là 1 thiết kế đẹp. Đó chính là thô mà tinh!

Chúng ta nên hiểu rằng thi công phần thô là nội dung quan trọng nhất sau phần móng nhà. Ngôi nhà có thể được sửa chữa, thay đổi vật liệu bề mặt, thiết bị, màu sắc… bởi thời gian. Nhưng phần thô không thay đổi được, khó thay đổi. Mà phần thô càng chắc, càng chuẩn… thì việc điều chỉnh phần hoàn thiện càng không khó.

Có thể nói vói những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ trên đây phần nào giúp bạn có những kiến thức cơ bản về xây dựng nhà ở. Hơn nữa bạn hoàn toàn có thể dựa vào những điều này để giám sát thi công trực tiếp mà không cần thuê những đơn vị giám sát. Bạn hãy đón đọc những chia sẻ tiếp theo về thi công hoàn thiện hay cách chọn nhà thầu trong những số tiếp theo nhé. Bạn cũng có thể đón đọc hướng dẫn quy trình bảo dưỡng bê tông của chúng tôi tại đây.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline: 0988 030 680

Nguồn: http://kinhnghiemxaynha.info/Nhung-kinh-nghiem-xay-nha-o-ma-ban-can-phai-biet-phan-1-3470-c.aspx

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...