Hướng dẫn quy trình trát tường nhà chi tiết, đầy đủ, đúng kĩ thuật

Quy trình xây nhà diễn ra theo từng giai đoạn, sau khi xây thô, giai đoạn tiếp theo là chát và hoàn thiện ngôi nhà. Quy trình trát tường nhà cần thực hiện đúng kĩ thuật, tiểu chuẩn để tránh được những rủi ro như nứt vỡ sau này! Dưới đây là hướng dẫn chi tiết biện pháp thi công, quy trình trát tường nhà dành cho khách hàng tham khảo xây dựng.

Những yêu cầu đảm bảo trước khi tiến hành trát tường nhà:

-          Tường sau khi xây 2 ngày thì có thể tiến hàng công tác trát

-          Nên lắp đặt mạng dây ngầm như điện, nước, điện thoại, truyền hình, cáp máy tính… trong lớp trát.

-          Trước khi chát, cần chèn kín các lỗ hở lớn, xử lý cho phẳng bề mặt nền trát

-          Bề mặt trát cần được cọ rửa bụi bẩn, làm sạch rêu mốc , tẩy sạch dầu mỡ bám dính bề mặt công trình trước khi tiết hành công tác trát.

-          Tiến hành đóng lưới thép chống nứt trên các kết cấu cùng mặt phẳng tường xây ở vị trí tiếp giáp giữa kết cấu bê tông kết cấu chính và khối tường xây, trên các góc đà lanh tô cửa đi và tường.

Quy trình trát tường nhà

Hình ảnh: Hướng dẫn quy trình trát tường nhà

Thứ nhất: Công tác chuẩn bị trát tường nhà.

-          Chuẩn bị dụng cụ: bay, bàn xoa, thước, xẻng, xe rùa, xe đẩy, …

-          Chuẩn bị mặt bằng trước khi trát: Kiểm tra xem mặt bằng có phẳng hay không, tiếp đến, chuẩn bị vệ sinh mặt trát, tưới nước trước khi trát.

-          Chuẩn bị nguyên vật liệu: Xi măng, cát, nước, phụ gia.

-          Chất lượng lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt cần trát, bề mặt cần trát cần phải đạt một độ cứng ổn định, chắc chắn rồi mới tiến hành trát; đối với tường  thì cần phải chờ cho tường khô mới trát (tường xây thì sau khi xây 2 ngày mới được trát)

Thứ hai: Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi trát.

-          Tiến hành trát trần, dầm trước rồi tới tường, cột sau.

-          Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính kết cấu.

-          Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.

-          Dùng vữa xi măng mác 75.

-          Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn phẳng; các đường gờ cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.

-          Tường, trần sau khi trát được kiểm tra mặt phẳng bằng thước nhôm, theo nhiều phương.

-          Bề mặt tường sau khi trát không có khe nứt nẻ, gồ ghề, chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chổ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, các chổ dễ bị bỏ sót khác. - Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước ke góc.

-          Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sâu vào dưới khung cửa sổ ít nhất 10mm.

-          Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn dáo, trên cao.

-          Những chổ tiếp giáp giữa gạch với gỗ cần phải làm nhám bề mặt gỗ rồi mới trát.

-          Khi trát xong thì cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của thời tiết, và va chạm do vô tình tác động vào.

-          Tất cả các bề mặt đã trát, vữa được giữ ẩm liên tiếp trong 3 ngày. 

Thứ ba: Quy trình trộn vữa khi trát

·         Trộn vữa: Trộn vôi với nước cho thật nhuyễn rồi mới trộn với cát.

·         Vữa xi măng: Trộn khô xi măng với cát rồi mới đổ nước vào

·         Vữa tam hợp: Trộng khô cát và xi măng rồi thêm vôi nước nhuyễn.

·         - Sàng cát qua lưới để lọc rác bẩn lẫn trong cát trong quá trình vận chuẩn, tránh sau này bề mặt tường bị vết.

·         - Đong vật liệu để trộn vữa được đứng mác vữa, thường vữa trát có mác 75

·         - Trộn khô cấp phối nhiều lần cho đều cốt liệu, sau đó trộn nước vừa tỉ lệ để được lượng vữa cát cần thiết.

Hướng dẫn quy trình trát tường nhà

Hình ảnh 2: Quy trình trát tường nhà đầy đủ, chi tiết

Thứ tư: Hướng dẫn quy trình trát tường nhà

·         Khi trát tường nhà, quy trình thi công, trát cần được thực hiện theo trình tự như sau:

·         - Trát từ trên xuống dưới

·         - “Vã” vữa thành nhiều lớp trước, sau đó, đợi khô mới vào tiếp lớp hoàn thiện sau

·         - Vào vữa thì bằng bay, sau đó lấy bàn xoa, để xoa lớp hoàn thiện.

·         - Dùng thước tầm để gạt cán bề mặt từ dưới lên trên

·         - Bù vào những vị trí lõm trên bề mặt rồi tiếp tục cán

·         - Đợi vữa se lại thì dùng bàn xoa để xoa tạo độ phẳng bề mặt

·         Trong khi trát, cần sử dụng đèn để rọi liên tục vào trực tiếp bề mặt tường chát. Nếu phát hiện bề mặt lõm, cần bổ sung và chát lại để tạo độ phẳng hoàn toàn cho tường trát.

Thứ năm: Khuyết tật và sửa chữa trong quá trình trát tường nhà :

Tất cả vết nứt, chổ giộp và khuyết tật khác được sửa chữa bằng cách tạo bỏ vữa thành hình chữ nhật. Các cạnh hình chữ nhật ấy được cắt bên dưới để làm thành các chốt đuôi én, bề mặt được làm sạch, hồ xi măng được quét lên và vữa được trát lại cho bằng mặt với lớp xung quanh.

Như vậy, với những hướng dẫn cơ bản nêu trên, sẽ giúp bạn hiểu rõ được quy trình thực hiện của công đoạn trát tường nhà như thế nào!

Mọi thắc mắc và yêu cầu tư vấn thiết kế nhà ở mời bạn tham khảo thêm tại:

Liên hệ: 0988 030 680

Xem tiếp: Các biện pháp xử lý móng nhà nền đất yếu

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...