Hướng dẫn thi công móng băng trên nền cọc đảm bảo đúng kỹ thuật.

Để có thể thi công móng băng trên nền cọc cho mọi công trình từ thiết kế các mau biet thu dep cho đến nhà ở dân dụng hay nhà phố thì đầu tiên bạn đọc có thể hiểu được thế nào là móng băng. Về khái niệm móng băng thì chúng tôi có thể tóm tắt một cách dễ hiểu nhất tới các bạn đó là: là phần móng nằm dưới hàng cột hoặc tường, thường có dạnh một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập, được dùng để đỡ tường hoặc cột. Trong xây dựng công trình nhà dân dụng, móng băng được sử dụng rộng rãi nhất vì độ lún đều hơn và dễ thi công hơn móng đơn. Khi xây nhà cần lựa chọn móng băng một cách hợp lí, chiều rộng <1,5m, nếu cấu tạo sai lệch có thể dẫn tới lún nhiều hơn móng đơn. 

Chức năng của thi công móng băng trên nền cọc

Hình ảnh 1: Hướng dẫn thi công móng băng trên nền cọc

Hình ảnh 1: Hướng dẫn thi công móng băng trên nền cọc

Chức năng của móng băng là đảm bảo để truyền tải trọng cho công trình, giữ cho toàn bộ công trình ở phía trên được kiên cố hơn. Tổng tải trọng bên trên trùng và nằm trên một đường thẳng với tâm trọng lực của móng băng vì vậy điều đầu tiên phải quan tâm đến móng băng là độ cứng lớn. Dựa trên lý thuyết độ cứng của móng phải là vô cùng sao cho dưới tác dụng của tải trọng bên trên tất cả các điểm trong toàn bộ móng băng phải dịch chuyển như nhau để đảm bảo cho tải trọng truyền xuốn từng cọc là như nhau. Để tránh được việc nứt vỡ thì trọng lực tác dụng đến móng phải được phân tán đều cho toàn bộ móng băng. Trong trường hợp có moment thì xuất hiện thêm một góc xoay ở tâm trọng lực của móng. Việc tính toán trọng lực cũng như góc xoay trong thi công móng băng trên nền cọc phải được làm một cách cẩn thận, tỷ mỷ.

Tốt hơn hẳn loại móng đơn tiết diện lớn, móng băng rất ổn định. Với những công dụng hữu ích từ thi công móng băng trên nền cọc sẽ giúp cho bạn yên tâm, tin tưởng sử dụng phuong pháp này khi nền đất của gia đình bị yếu và khi công trình ở phía trên lớn.

Quy trình thực hiện thi công móng băng trên nền cọc

  1. Giải phóng mặt bằng - Công tác chuẩn bị
  2. Công tác cốt thép
  3. Công tác cốp pha
  4. Công tác bê tông

Hình ảnh 2: Phương pháp thi công móng băng trên nền cọc

Hình ảnh 2: Phương pháp thi công móng băng trên nền cọc

1- Giải phóng mặt bằng - Công tác chuẩn bị

Bước đầu tiên trong bất cứ công trình nào kể cả thi công móng băng trên nền cọc đều phải thực hiện công tác chuẩn bị một cách kỹ lưỡng. Mặt bằng để thi công được dọn sạch sẽ. Đối với những mặt bằng thi công gồ gề thì công việc chuẩn bị mặt bằng chính là san phẳng và vận chuyển đất thừa ra khỏi khu vực thi công. Hay mặt bằng bị trũng, sinh lầy, có nước thì nên bơm hết nước đi. Công việc chuẩn bị mặt bằng được tính toán kỹ trước khi thi công, nó chỉ được tiến hành sau khi: Lập kế hoạch xây dựng; Chọn nhà tư vấn thiết kế; Hoàn thiện hồ sơ xây dựng, lựa chọn nhà thầu nhập vật tư.

Xem thêm: Các mẫu ban công cổ điển đẹp xa hoa

Hình ảnh 3: Quy trình thi công móng băng trên nền cọc

Hình ảnh 3: Quy trình thi công móng băng trên nền cọc

2- Công tác cốt thép

Thép sau khi được đưa vào khu vực thi công sẽ được sửa thẳng lại, với công cụ hỗ trợ như búa cho thép nhỏ, máy làm thằng cho thanh thép to với số lượng nhiều. Những thanh thép trong thi công móng băng nền cọc có thể có bị gỉ vì vậy phải đánh gỉ trước khi sử dụng. Dùng bằng bàn chải sắt: áp dụng cho mọi loại cốt thép, bằng sức người kéo qua các đống cát nhám hạt với cách này thì sẽ gây mệt cho công nhân. Hoặc nếu thấy trong quá trình sửa phẳng bằng duỗi thì không cần đánh rỉ bởi vì trong quá trình kéo thẳng dây thép giãn ra làm bong các vẩy rỉ sét.

Thép đã được làm thẳng sẽ được đo đặt theo kích thước yêu cầu về kỹ thuật, thép được cắt và uốn với các dụng cụ khác nhau, có thể là kéo cắt bằng sức người hoặc cắt bằng máy, tùy vào kích thước của thép mà vận dụng linh hoạt các dụng cụ một cách thuận tiện và đa dạng nhất. Sau khi cắt thành các đoạn thép thì sẽ đến công đoạn uốn thép trong quá trình thi công móng băng trên nền cọc. Thép sau khi được uốn sẽ được mang đi nối, buộc cốt thép với nhua theo yêu cầu kĩ thuật, khoảng cách buộc bằng dây thép và đều nhau. Và trước đó phải định vị trí và tim của móng, đặt thanh thanh thép và đúng vị trí đó và buộc lại chắc chắn. Trong cả quá trình phải được kĩ sư giám sắt chặt chẽ, để có thể phát hiện sớm lỗi sai và khắc phục nó. 

Hình ảnh 4: Thi công móng băng trên nền cọc

Hình ảnh 4: Thi công móng băng trên nền cọc

3- Công tác cốp pha

Bất cứ loại cốp pha nào cũng cần đạt những yêu cầu sau đây để đảm bảo chất lượng công trình tri công móng băng trên nền cọc:

- Khuôn đúc phải kín để đựng vữa bê tông tươi lỏng, tránh chảy tràn ra ngoài. Vì ban đầu khi đổ bê tông có cấu tạo lỏng càng về sau mới kết đông lại nên cốp pha phải kín là vì lí do đó.

- Hình dạng, kích thước khuôn và vị trí lắp đặt phải đúng với thiết kế để chế tạo được kết cấu bê tông có hình dạng, kích thước như mong muốn. Nhờ vào hệ thống ván khuôn và hệ thống chịu lực của đà, giáo mà công trình giữ được hình dạng của bê tông trong suốt quá trình ninh kết và đóng rắn, tránh tình trạng biến dạng. Nếu như không trắc chắn phần móng băng sẽ bị chảy xệ khối bê tông và để lộ ra phần thép móng.

- Sự co giãn của bê tông trong quá trình thi công móng băng trên nền cọc sẽ làm ảnh hưởng tới cốp pha nhưng nhờ vào khả năng chịu lực tốt, kể cả khi bê tông đã ninh kết và kết cấu bê tông đã hình thành.

- Trong công trình lớn thì sẽ sử dụng lượng cốp pha rất lớn vì vậy công tác này phải được thực hiện một cách khoa học và sáng tạo thuận tiện cho việc tháo lắp cho phù hợp với điều kiện tháo dỡ, di chuyển và tái sử dụng. Có thể kể đến một số loại cốp pha có trọng lượng nhẹ, khả năng tháo lắp nhanh chóng tiết kiệm chi phí và thời gian cho chủ đầu tư.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn, chia sẻ biện pháp thi công giằng móng hiệu quả dễ dàng thực hiện

Hình ảnh 5: Thi công móng băng trên nền cọc đúng quy trình

Hình ảnh 5: Thi công móng băng trên nền cọc đúng quy trình

4- Công tác bê tông

Công tác bê tông là phần hoàn thiện của công trình thi công móng băng trên nền cọc, bê tông có thể trộn thủ công hoặc bằng máy, tùy vào điều kiện của người sử dụng. Nhưng hầu như hiện nay mọi công trình đều sử dụng bê tống tươi trộn sẵn trong máy, nó vừa tiện sử dụng lại còn rất nhanh, không bị gián đoạn trong suốt quá trinh thi công. Trong lúc vận chuyển cũng rất gọn gàng không bị rơi ra ngoài. Bên cạnh đó bê tông đạt yêu cầu tối thiểu là: Vữa bê tông phải được trộn đều, đảm bảo đủ thành phần đúng cấp phối. Vữa bê tông sau khi trộn phải đảm bảo được các yêu cầu của thi công. Phải đảm bảo độ sụt hình chóp ( độ linh động ) để dễ đổ, đầm. Độ chảy để lấp kín các chỗ cốt thép ken dày hoặc các góc cạnh của ván khuôn. Bể tông đảm bảo độ dẻo cần thiết. Nếu bê tông không đạt yêu cầu toàn bộ móng sẽ bị hỏng và phải thi công lại, vì móng vô cùng quan trọng, nó gồng gánh toàn bộ công trình nên là không thể có sai sót gì được.

Công trình thi công móng băng trên nền cọc cũng gọi là hoàn thiện sau khi đổ bê tông xong chỉ cần đợi đến lúc bê tông rắn lại là có thể thực hiện công tác tháo rỡ cốp pha. Cốp pha sau khi được sử dụng sẽ được để gọ về một góc nào đó để tận dụng cho các công trình ở phía sau, như vậy sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề như về kinh tế hay sự thuận tiện.

Hình ảnh 6: Thi công móng băng trên nền cọc kiên cố

Hình ảnh 6: Thi công móng băng trên nền cọc kiên cố

Lưu ý về độ an toàn trong quá trình thi công móng băng trên nền cọc

An toàn trong thi công móng băng trên nền cọc luôn phải đặt lên hàng đầu, và làm viêc phải tuân thủ đúng quy trình, không được bỏ bước đốt cháy giai đoạn. Làm việc phải có nguyên tắc làm đúng kỹ thuật. Từ bước 1 cho đến bước 4 đều phải làm kĩ lưỡng không được xem nhẹ bước nào vì giai đoạn nào cũng quan trọng, chỉ cần 1 sai xót nhỏ thôi cũng gây hậu quả rất lớn. Mọi hạng mục thi công đều phải được trang bị thiết bị bảo hộ và liên tục kiểm tra, đưa ra phương án dự phòng cho mọi tai nạn xảy ra.

Trên đây là một số những chia sẻ trong quá trình thi công móng băng trên nền cọc, chắc hẳn bạn đọc sẽ vận dụng những thông tin hữu ích này để phục vụ cho công trình của mình một cách hợp lí nhất. Nếu bạn có thắc mắc hay muốn tìm hiểu thêm nhiều vấn đề khác như: thiết kế cổng hàng rào đơn giản đẹp cho công trình biệt thự ở của bạn.

Tư vấn liên hệ trực tiếp: 0988030680

GỬI YÊU CẦU TƯ VẤN
Cảm ơn qúy khách đã tin dùng dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, xử lý thông tin và trả lời quý khách sớm nhất.


Gửi câu hỏi Nhập lại

  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không
  • Giải đáp thắc mắc có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 hay không

    Theo quan niệm từ xưa đến nay, xây nhà trên mảnh đất hình vuông hoặc hình chữ nhật luôn mang đến sự đầy đủ, thịnh vượng và hạnh phúc. Tuy nhiên nhiều gia đình do điều kiện về địa hình cũng như nhu cầu sử dụng đã xây nhà hình chữ L để sinh hoạt. Vậy có nên thiết kế bản vẽ nhà chữ L 2 tầng 80m2 không? Cùng kinhnghiemxaynha đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây cũng như các mẹo hóa giải...