Thông tin cơ bản về vách ngăn thạch cao- Hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao
Vách ngăn thạch cao là một hệ thống vách ngăn bao gồm có khung xướng bằng thép và các tấm thạch cao dùng để ngăn cách giữa các phòng với nhau. Thay vì sử dụng mảng bê tông vừa dày vừa quá tải thì vách thạch cao đem lại sự nhẹ nhàng, tinh tế hơn hẳn. Trong thiết kế nhung mau biet thu dep vách thạch cao hay trần thạch cao được sử dụng rất nhiều, không những chất liệu hiện đại dễ tìm kiếm, nó còn rất dễ thi công, tạo kiểu phong phú. Không gian trở nên rộng rãi thoáng mát hơn, công trình được tối ưu hơn khi sử dụng đúng cách hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao.
Nhờ vào bài viết hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao các bạn sẽ nắm rõ được thứ tự công việc khi làm vách ngăn, biết rõ hơn về ưu, nhược điểm của cách thi công này. Hơn nữa tránh được những sai sót trong quá trình thi công. Và lí do tại sao bạn nên sử dụng thạch cao làm vách ngăn chính là vì những ưu điểm nổi bật sau: chất liệu nhẹ hơn gấp 10 so với tường gạch, đổ bê tông cứng nhắc. Khả năng cách âm tuyệt vời và đã được thực nghiệm và đạt tiêu chuẩn, khả năng chịu lửa đặc biệt theo như con số thống kê thì có thể chịu lửa trong vòng 180 phút. Nếu có bị cháy thì chất liệu thạch cao cũng không sinh ra khói độc gây hại tới sức khỏe của con người. Chi phí lắp đặt cũng rẻ hơn các loại hệ thống vách ngăn khác, thi công nhanh tiết kiệm được thời gian và chi phí thi công. Nói về tính thẩm mỹ thì không thể chê vào đâu được, dễ dàng tạo kiểu, tóm lại vách ngăn thạch cao tính thẩm mỹ rất cao.
Quy trình thực hiện hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao
Hình ảnh 1: Hướng dẫn làm vạch ngăn thạch cao dễ dàng
Chuẩn bị dụng cụ- hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao
Để chuẩn bị cho công tác hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao bao gồm những dụng cụ phổ biến và thường được sử dụng nhiều nhất: Búa, kềm, kềm rút ri- vê, kéo cắt, kéo cắt ty, tuốc-nơ-vit, khóa 10, thước dây, dây căng, quả dọi, ống cân ni- vô, ổ cắm quay, khoan điện, cưa, dao trét, dao nhọn, viết chì, thước thủy, dụng cụ bảo hộ, thang nhôm. Và tùy vào công trình to hay nhỏ mà sử dụng thêm dụng cụ để thuận tiện cho việc thi công.
Về cơ bản khi thực hiện quy trình hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao thì gồm 7 bước cơ bản, khi thực hiện bắt buộc phải tuân thủ đúng, đủ và theo tuần tự các bước. Nếu thực hiện sai bước hoặc đốt cháy giai đoạn thì sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn xảy ra.
Hình ảnh 2: Hướng dẫn làm vạch ngăn thạch cao
Quy trình 7 bước của hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao đúng kĩ thuật
Bước 1: Đo, đánh dấu vị trí mà thép sẽ được cố định để làm khung. Vị trí tiếp xúc chính là ở trần nhà và mặt sàn nhà, các vị trí được xác định nhờ vào thước dây có thẻ dùng quả dọi phục vụ cho việc lấy vuông góc. Tận dụng triệt để vật dụng đã chuẩn bị để dùng cho việc đo đạc một cách chuẩn xác nhất.
Bước 2: Dùng thanh thép nằm U-Track đặt vào vị trí đã đặt sẵn, bắt chặt bằng đinh vít thép loại 6mm, cách nhau khoảng 60cm. Bắt buộc phải bắt đinh vít vào vị trí đã đo sẵn, độ sai số chỉ lệch chỉ được phép là 1mm, khi đó dùng kìm hoặc búa đóng các đinh vít cho thật chặt.
Hình ảnh 3: Hướng dẫn làm vạch ngăn thạch cao hiệu quả
Bước 3: Những chỗ mở làm cửa sổ, cửa đi theo thiết kế thì phải cắt thanh thép nằm ngang U-Track dài thêm 30cm để làm đầu chờ nối với thanh đứng C-Stud làm thành khung cửa. Việc cắt thanh thép ngang dài ra sẽ cho một bộ khung tốt hơn việc cắt cụt thanh thép ngang, và phần khung cửa đóng thép riêng. Ngoài việc dùng vít nở loại 6mm, thì bắt thêm ở đoạn cuối của thanh nằm U-Track các đinh vít loại 4mm, cách nhau 15cm. khi sử dụng các đinh vít một điều phải chú ý sử dụng đa dạng các loại đinh với kích thước khác nhau, để làm sao có được bộ khung chắc chắn nhất.
Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết quá trình kỹ thuật dán cỏ nhân tạo lên tường cho những mẫu nhà đẹp.
Hình ảnh 4: Quy trình hướng dẫn làm vạch ngăn thạch cao
Bước 4: Đến bước tiếp theo của hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao là cắt thanh thép chữ C theo chiều cao của vách, dùng quả dọi để xác định và đặt thanh thép theo chiều đứng vuông góc với thanh chữ U, các thanh cách nhau 600mm, bắt chặt các điểm nối của thanh ngang U và chữ C, cả hai mặt bằng đinh vít thép hoặc đinh rivet. Khi lắp đặt thanh thì nó sẽ cùng hướng cùng chiều với nhau, thanh cuối cùng sẽ quay lưng ngược lại. Trường hợp ghép vách cao hơn 2,4m cần lắp thêm thanh ngang U để làm xương đỡ để ghép các tấm thạch cao tiếp theo.
Lưu ý: dùng thước ni-vô để cân chỉnh độ thẳng của thanh thép trước khi thực hiện các liên kết khác. Trong trường hợp trần nhà quá cao thì mới cần đến việc nối các thanh xương, nhưng hạn chế tốt nhất vẫn là dùng thanh đứng thẳng tuột từ trên xuống dưới. Như vậy mọi liên kết sẽ bền chặt hơn, không dễ bị lung lay.
Hình ảnh 5: Quy trình hướng dẫn làm vạch ngăn thạch cao đúng cách
Bước 5: Ghép các tấm thạch cao cạnh vát lên khung thép vừa dựng, theo phương thẳng đứng, nâng mặt dưới của tấm vách cách mặt sàn khoảng 10mm, bắt chặt tấm thạch cao vào khung bằng đinh vít cỡ 2,5cm, khoảng cách giữa các đinh vít không quá 30cm, đầu đinh vít ăn sâu vào tấm thạch cao khoảng 1-2mm ( không được để cho xuyên hẳn qua tấm thạch cao). Sử dụng đinh vít k quas dài như vậy sẽ đam thủng tấm thạch cao gây mất mĩ quan và tấm thạch cao bị nứt vỡ ở những chỗ bị bắt ốc. Khi đã chuyển sang công đoạn lắp thặc cao vào khung rồi thì nếu sử dụng máy bắt vít sẽ giúp công việc dễ dàng hơn. Bên cạnh đó tận dụng ép các sản phẩm cách âm, cách nhiệt vào giữa như bông thủy tinh.... Việc cách âm được đặt và phía trong thạch cao nên không bị lộ ra ngoài mà vách thạch cao lại chống ồn một cách hiệu quả.
Hình ảnh 6: Hướng dẫn làm vạch ngăn thạch cao đúng cách
Bước 6: Việc lắp xong các tấp thạch cao trong quy trình hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao cũng gọi gần như hoàn thành phần thô. Đảm bảo cho các phần ghép nối giữa các tấm thạch cao thì công đoạn trét kín vô cùng quan trọng. Các khe ghép nối và các đầu đinh được xử lí bột, hoặc dùng keo xử lí trước khi lăn sơn hoặc dán giấy mầu trang trí lên vách.
Hình ảnh 7: Hướng dẫn làm vạch ngăn thạch cao đúng quy trình
Bước 7: Công đoạn hoàn thiện cuả hướng dẫn làm vách ngăn thạch cao là thi công sơn bả bề mặt. Công tác bả được thực hiên sau khi đã xử lý xong tại các vị trí mép tấm. Khi đó bề mặt thạch cao được xử lí gần như nhẵn hơn không còn vết các khớp nối, liên kết. Đợi đến lúc bề mặt bả khô thì tiến hành sơn trang trí hoặc dùng giấy dán tường dán lên bề mặt vách thạch cao.
Tham khảo thêm: Chia sẻ kinh nghiệm cách chọn vật liệu làm trần nhà hữu ích.
Cần tư vấn liên hệ trực tiếp:0988030680