Móng nhà luôn là phần được quan tâm nhiều nhất bởi phần gốc có chắc khỏe thì phần ngọn mới không bị "gục ngã" theo thời gian. Chính vì vậy khi thi công móng cần phải đúng ký thuật. Hiện nay có khá nhiều các loại móng nhà. Tùy theo từng địa hình địa chất của ngôi nhà mà sử dụng các loại móng khác nhau. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn trình tự thi công móng Top base đạt chuẩn. Móng top base sử dụng được cả cho nhà cấp 4, nhà 2 tầng hay biệt thự 3 tầng hiện đại đều hợp lý.
Bước 1: Đào đất
Khi bắt đầu thi công móng bạn phải đào đắt, đất không nên đào quá sâu hay quá nông, cần phải đạt một độ sâu nhất định. Vì đặc thù của móng Top base là đặt móng phễu nên khi đào hố sâu trên 1m thì người thi công phải có biện pháp bảo vệ thành hố đào và thiết kế thoát nước hợp lý. Trong trường hợp đáy hố nằm trên mực nước ngầm và đất rời rạc thì trước khi đặt khối Top Block cần làm chặt thêm lớp đất đáy và trải vải kỹ thuật trước.
Bước 2: Lắp đặt Top Block đã đúc sẵn
Top Block được đúc từ bê tông với hình dạng giống con quay đang đứng thẳng. Móng Top base được tạo thành từ việc lắp đặt những khối Top Block này. Khi lắp đặt, bạn nên lưu ý độ cao của các mốc thép gắn trên phêu bê tông phải bằng nhau. Phần chân phễu dạng cọc được đóng chặt thẳng đứng vào nền đất vào những ô tam giác có trên lưới thép định vị. Khi nền đất quá cứng thì bạn cần đục lỗ để chôn những chân phễu xuống. Một mẹo nhỏ để việc tạo lỗ đút chân phễu là bạn dùng một trụ tròn có đường kính tương đương chân phễu đóng xuống nền rồi rút lên hoặc bạn có thể sử dụng máy khoan để khoan lỗ. Bạn có thể tham khảo kỹ thuật chống thấm và xử lý vết nứt tường nhà cũng vô cùng hữu ích
Bước 3: Đổ bê tông tại chỗ
Ưu điểm của đổ bê tông tại chỗ là tạo được sự linh hoạt, thuận tiện và hạn chế tai nạn lao động tối đa. Nếu máy trộn bê tông có độ sụt thấp thì người thi công có thể sử dụng đàm rung để đầm chặt bê tông vao các phễu. Bên cạnh đó nếu máy bơm bê tông có độ sụt lớn thì bạn có thể sử dụng đầm xẻng.
Bước 4: Chèn đá dặm
Sau khi đúc bê tông, bạn để trong 24h cho bê tông kết dính và đạt độ cứng nhất định. Sau 24h sẽ tiến hành chèn đá dặm để lấp đầy khoảng cách giữa các phễu. Việc chèn đá dặm rất quan trọng bởi nó quyết định chất lượng của móng top base. Vì vậy bạn không nên làm ẩu trong quá trình này. Nếu như móng nhỏ bạ có thể dùng cọc thép hoặc thanh thép chọc thủ công để đầm đá dăm, nhưng nếu thi công móng lớn bạn phải sử dụng dùi động cơ để không mất quá nhiều thời gian.
Bước 5: Liên kết khóa đỉnh các khối phễu bằng những thanh thép
Lưới théo kết hợp với các bê tông có tác dụng khóa chặt đỉnh các khối móng top base và tăng khả năng chịu lực cho chúng. Sau khi lắp đặt, người thi công cần làm sạch các bề mặt của khối top block và đổ thêm một lớp bê tông dày 100mm để đồng bộ hóa cả phần móng. Sau đó bàn giao cho nhà thàu thi công kết cấu móng.
Top base là công nghệ làm móng hoàn toàn mới, vô cùng đơn giản và hiệu quả, không những tiết kiệm được thời gian mà chi phí giảm được đáng kể. Ngôi nhà của bạn sẽ vô cùng vững chắc khi móng được thi công theo kiểu móng top base. Không chỉ phần móng mà những lỗi thường gặp khi xây nhà bạn cũng cần để tâm
Mọi thắc mắc liên hệ: 0988 030 680.
Nguồn: http://kinhnghiemxaynha.info/Trinh-tu-thi-cong-mong-Top-base-dat-chuan-3425-c.aspx